Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 của phụ nữ trên thế giới, nhưng nếu được sàng lọc, nó trở thành một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa nhất và có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn tiền ung thư hoặc giai đoạn sớm .
Phát hiện sớm để có thể can thiệp kịp thời không chỉ giúp điều trị kịp thời còn giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng. Điều trị sớm thường kém phức tạp và tốn kém hơn so với khi bệnh đã tiến triển, ngoài ra còn cải thiện chất lượng sống sau điều trị .
Ung thư cổ tử cung có xu hướng xảy ra ở độ tuổi trung niên. Nó thường được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 44.
Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. HPV là một loại virus xâm nhập vào tế bào và có thể khiến các tế bào biến đổi. Một số loại HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng. Các chủng HPV có khả năng gây ung thư được gọi là “chủng có nguy cơ cao.”
HPV lây truyền từ người này sang người khi hoạt động tình dục
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi. Nhưng ở một số phụ nữ, HPV không biến mất. Trong trường hợp người bệnh nhiễm phải chủng HPV có nguy cơ cao tồn tại trong một thời gian dài, nó có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng hơn (nguy cơ cao) trong các tế bào cổ tử cung. Những thay đổi này có nhiều khả năng dẫn đến ung thư.
Thường sẽ mất từ 3-7 năm để các thay đổi nguy cơ cao trong các tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư.
Sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung thông qua các phương pháp như xét nghiệm Pap và HPV đóng vai trò thiết yếu trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.
Các bước tiến hành phát hiện sớm ung thư cơ tử cung
Khám phụ Khoa
Các phương pháp thăm khám phụ khoa thông thường không thể khẳng định ung thư cổ nhưng có thể phát hiện những tổn thương bất thường, viêm nhiễm ngay từ sớm để chỉ định các xét nghiệm Pap ( ThinPrep) HPV
Xét nghiệm Pap: là xét nghiệm phổ biến nhất, có thể phát hiện những thay đổi của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Bằng cách dùng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng mở âm đạo để quan sát cổ tử cung. Sau đó dùng một bàn chải mềm hoặc thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung và gửi mẫu này đến phòng xét nghiệm để tìm các tế bào bất thường.
Xét nghiệm HPV: là xét nghiệm giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thực hiện trên cơ sở một mẫu tế bào được lấy ra từ cổ tử cung, được chiết tách bằng máy phân tích nhằm xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.
Soi cổ tử cung
Soi cổ tử cung được thực hiện bằng một máy soi mang lại hình ảnh thật được phóng to 10-30 lần so với thực tế, giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát những tổn thương, bất thường khó quan sát bằng mắt thường. Định vị các tổn thương để sinh thiết làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung hoặc các tổn thương tiền ung thư.
Tầm soát khi nào? Ai nên tầm soát?
-
Phụ nữ trên 21 tuổi
-
Người xuất hiện các triệu chứng bất thường như rong kinh, chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh.
-
Ra máu sau giao hợp
-
Viêm nhiễm phụ khoa mạn tính.
Xét nghiệm HPV 5 năm một lần: nếu kết quả bình thường,
Kiểm tra HPV kết hợp với làm Pap 5 năm một lần: nếu cả 2 kết quả đều bình thường,
Xét nghiệm PAP 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường
Trên 65 tuổi ngừng tầm soát nếu các kết quả xét nghiệm trước đó bình thường .
Vì sức khỏe của chính mình và sức khỏe của cộng đồng hãy làm một người thông thái đi thăm khám phụ khoa định kỳ để các bác sỹ có thể tư vấn cho mình tốt nhất.
ThS.BS. Đinh Thị Hiền Lê