Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Hotline: (0210) 3666 678
  • Tra cứu
  • Đặt hẹn
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Thoái hoá khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Cập nhật: 10/10/2023
Lượt xem: 1805

Thoái hóa khớp là bệnh cơ xương khớp thường gặp, ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên và người cao tuổi.

Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và gây biến đổi cấu trúc khớp dẫn tới khó khăn trong sinh hoạt. Ở giai đoạn muộn, bệnh gây tàn phế làm người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm tiến triển của bệnh giúp người bệnh bảo tồn chức năng vận động của khớp, duy trì sinh hoạt hàng ngày và cải thiện chất lượng cuộc sống

1. Thoái hóa khớp là gì ?

Thoái hóa khớp là tổn thương toàn bộ khớp bao gồm tổn thương chủ yếu ở sụn, kèm theo các tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Nhưng thay đổi bệnh lí thoái hóa khớp có thể gặp : Sụn khớp mất nước, xơ hóa, nứt vớ, mất sụn, xơ hóa xương dưới sụn, gai xương, giảm số lượng dịch khớp, giảm độ nhờn,...

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ?

Nguyên nhân của thoái hóa khớp được cho liên quan chặt với tuổi  tác và tình trạng chịu áp lực kéo dài tại khớp.

  • Tuổi cao: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh.  Thoái hóa khớp thường gặp ở người trên 40 tuổi. Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có gen di truyền có xu hướng mắc thoái hóa khớp cao hơn
  • Thừa cân béo phì: Bạn càng nặng nguy cơ thoái hóa khớp càng gia tăng. Tăng cân làm tăng tải lực lên khớp chịu lực như khớp gối, khớp háng. Bệnh cạnh đó, mô mỡ còn sản xuất ra các protein có thể gây ra phản ứng viêm bất lợi lên khớp.
  • Các stress lặp lại trên khớp: Nếu công việc bạn làm hoặc môn thể thao bạn chơi tạo áp lực lặp đi lặp lại trên khớp, vùng khớp có thể bị thoái hóa. Tuy nhiên thiếu tập luyện thể dục thể thao cũng là một nguyên nhân gây thoái hóa khớp vì sụn khớp kém nuôi dưỡng.
  • Sai tư thế trong sinh hoạt, công việc và cuộc sống như khiêng vác nặng trong thời gian kéo dài, ngồi còng lưng lâu dài
  • Rối loạn nội tiết tố: đặc biệt là nội tiết sinh dục được coi là yêus tố khá quan trọng trong thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi mắc thoái hóa khớp nhiều hơn so với nam giới
  • Chế độ ăn: thiếu chất dinh dưỡng cũng làm suy yếu hệ thống cơ xương khớp
  • Các bệnh lý viêm khớp viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gút, chấn thương, bệnh chuyển hóa làm gia tăng tình trạng thoái hóa khớp.
  • Các dị tật bẩm sinh gây bất thường về hình dáng khớp cũng làm khớp dễ thoái hóa

3. Có những loại thoái hóa khớp nào?

Thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, trong đó có một số loại phổ biến có thể kể đến như:

3.1 Thoái hóa khớp gối

            Đây cũng là dạng thoái hóa khớp thường gặp nhất.


3.2 Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay thường xảy ra người cao tuổi.

3.3 Thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng

Thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu ở vùng cổ hoặc thắt lưng.


3.4 Thoái hóa khớp cùng chậu

Thoái hóa khớp cùng chậu gây ra cho người bệnh tình trạng mệt mỏi, đau thắt lưng, hông, tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế.

3.5 Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng khiến cho người bệnh khó khăn trong việc đi lại

3.6 Thoái hóa khớp cổ chân: thường gặp ở người trên 40 tuổi hoặc người trẻ hơn nếu có tính chất công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá

4. Dấu  hiệu của thoái hóa khớp

Những triệu chứng của thoái hóa khớp thường diễn biến chậm và nặng dần theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp bao gồm:

Đau khớp:

Đau ở vị trị khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan

Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tiw thế, khi làm những vận động chịu lực nhiều trên khớp bị thoái hóa

Cơn đau thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác nhau khi vận động nhiều

Khi đau nhiều ngưòi bệnh có tình trạnh co cứng cơ phản ứng

Khớp có thể bị đau khi ấn nhẹ lên bề mặt khớp hoặc vùng quanh khớp.

Cứng khớp buổi sáng

Thường xuất hiện vào sáng sớm , lúc người bệnh ngủ dậy, kéo dài 5- 15 phút và không quá 30 phút

Cứng khớ sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Cứng khớp cải thiện nhanh sau khi vận động khớp

Hạn chế vận động khớp:

Các khớp bị thoái hoad bin hạn chế vận động, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác. Trường hợp hạn chế vận động nhiều thường do phản ứng co kéo kèm theo hoặc tình trạng tràn dịch khớp kèm theo

Hạn chế động tác chủ động và thụ động

Tình trạng hạn chế vận động khớp kéo dài gây teo cơ vùng tổn thương

Lệch trục và biến dạng khớp:

Khớp không biến dạng nhiều như các viêm khớp khác

Biến dạng khớp do gai xương mọc thêm ở đầu xương, hẹp khe khớp không đối xứng

Tình trạng lệch trục khớp có thể có trước trong trường hợp có thoái hóa khớp thứ phát

Các dấu hiệu khác:

Teo cơ: do ít vận động vì đau và cứng khớp

Tiếng lạo xạo khớp khi vận động

Sưng nề khớp: do viêm mô mềm quanh khớp hoặc tràn dịch khớp.

5. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp:

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán ACR, 1991, có thể chẩn đoán viêm thoái hóa khớp dựa vào:

Yếu tố nguy cơ

Biểu hiện lâm sàng

Các phương chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang quy ước:

Siêu âm khớp:

Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ với hình ảnh biểu thị bằng không gian ba chiều,

Nội soi khớp: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp kết hợp sinh thiết và điều trị.

Làm xét nghiệm máu, dịch khớp....

6. Điều trị thoái hóa khớp

Điều trị không dùng thuốc: giảm  cân nếu thừa cân, điều chỉnh tư thế sinh hoạt và lao động gây ảnh hưởng xấu đến khớp, tăng cường hoạt động thể chất, bài tập vận động tăng sức cơ,cải thiện dinh dưỡng.

Điều trị dùng thuốc:

Thuốc điều trị triệu chứng: Giảm đau bằng các thuốc thóa, thuốc uống( Paracetamol, các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau thần kinh, giãn cơ)

Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: ASU, Diacerein, glucosamin,....

Tiêm khớp: Tiêm hyaluronate (dịch nhờn), huyết tương giàu tiểu cầu, corticoid,...

Phẫu thuật: có nhiều phương pháp khác nhau như nội soi khớp, ghép sụn, lấy bỏ dĩa đệm, đục xương chỉnh khớp và cuối cùng thay khớp. Tùy từng giai đoạn tổn thương mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào

Điều trị hỗ trợ và bổ sung: nẹp gối, đeo đai cột sống, giầy chuyên dụng, nạng /thang di chuyển

7. Phòng ngừa thoái hóa khớp như thế nào?

Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định( BMI < 23 kg/m2. Thừa cân – béo phì khiến cơ thể phải gánh một tải lượng quá lớn, góp phần làm mòn sụn khớp.

Siêng năng vận động: Tập thể dục thể thao đều đặn một cách phù hợp sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, tăng cường hỗ trợ và giảm áp lực đè ép lên khớp  trong quá trình vận động.

Giảm nguy cơ chấn thương khớp: Tránh mang vác vật nặng, chới thể thao đúng kĩ thuật, sử dụng giày vừa vặn và dụng cụ bảo vệ khớp thích hợp, luôn đảm bảo môi trường xung quanh an toàn trong quá trình tập luyện

Thường xuyên thay đổi tư thế: Không giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, tránh đứng lâu, ngồi lâu, bằm ngủ sai tư thế

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: ăn uống đủ chất, giàu dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng quá mức để giúp sức khỏe tinh thần ổn định và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe.

Điều trị tích cực các bệnh lý viêm khớp nếu có như gút viêm khớp dạng thấp,...sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của thoái hóa khớp thứ phát

Khám nhi khoa về vấn đề cơ xương khớp: Cần chữa các bệnh lí còi xương, chân cong, vòng kiềng. Phát hiện các dị tật về xương khớp để có biện pháp can thiệp kịp thời và ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: những đối tượng có nguy cơ cao như thừa cân- béo phì, đối tượng lao động nặng,... nên thường xuyên khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm thoái hóa khớp để có chế độ điều trị kịp thời và thích hợp.

Tài liệu tham khảo:

1. Thoái hóa khớp và cột sống Bệnh Học những bệnh Cơ Xương Khớp thường gặp nhà xuất bản y học 2021

2. Cẩm nang thoái hóa khớp gối của liên chi hội bệnh tự miễn cơ xương khớp thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản y học năm 2022

3. Thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các  bệnh lý cơ xương khớp bộ y tế nhà xuất bản y học Hà Nôi năm 2016.

Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đa khoa Việt Đức

 
Tags:
Tin tức cùng chuyên mục
Huyết áp cao
Huyết áp cao
25/10/2016 - 1011 lượt xem
Chuột rút là dấu hiệu bệnh gì ?
Chuột rút là dấu hiệu bệnh gì ?
29/08/2016 - 1737 lượt xem
Rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Rau diếp cá chữa bệnh trĩ
13/07/2016 - 1316 lượt xem
Các tin liên quan
Bình luận Facebook
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 3666 678
Hotline: 0867005888
Website: www.ykhoavietduc.com
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng truy cập: 1.996.393
 
Đặt lịch hẹn
ĐẶT LỊCH NHẬP LẠI
   
   
Hỗ trợ trực tuyến
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
bvdkvietduc@gmail.com 0867005888
Liên hệ với tôi qua:
好的丰胸产品丰胸产品,通常是经过国家批准的,经得起市场和客户见证的。品牌历史越长久丰胸方法,说明产品经过了重重的市场考验,具备完善的服务及售后体系;销售年限越长粉嫩公主丰胸产品,销售量越大,说明经过客户检验的质量越过关产后丰胸产品