Bướu giáp nhân là bệnh tuyến giáp thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ. Phần lớn bướu giáp nhân là lành tính, một số ít nhân giáp là ung thư.
Trên thế giới, tỉ lệ người có nhân giáp là từ 4-7%(theo thống kê), tỷ lệ này có thể tăng lên gấp 10 lần nếu khảo sát bằng siêu âm.
Bướu giáp nhân là trường hợp tuyến giáp có một khối u, thường nằm một bên cổ. Nhân giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính. Phần lớn bướu giáp nhân không gây triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ qua siêu âm cổ.
Bướu giáp nhân là bệnh lý tuyến giáp thường gặp
Dấu hiệu nhận biết bướu giáp nhân
Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh bướu giáp nhân là cổ sưng to bất thường, cổ họng có cảm giác vướng víu, khó nuốt… Ngoài ra bệnh còn có thể gây sút cân bất thường, căng thẳng, nóng nảy, mất ngủ, đi ngoài lỏng kéo dài….
Phương pháp điều trị bướu giáp nhân
Dựa theo kết quả khám bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào loại nhân giáp mà bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc, điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật. Nếu là ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thường phải điều trị bằng i-ốt phóng xạ và uống hormon giáp thay thế.
Với những trường hợp bướu giáp nhân lành tính có kích thước khoảng 2cm có thể điều trị nhanh chóng, hiệu quả và an toàn bằng phương pháp laser bướu cổ hoặc sóng cao tần. Đây là phương pháp điều trị bướu giáp nhân kỹ thuật cao không cần phẫu thuật.
Điều trị bướu giáp nhân bằng laser mang lại hiệu quả điều trị cao: sau 1 tháng, thể tích bướu giáp nhân giảm đi gần một nửa, sau 1 năm, nhân giáp có thể biến mất hoàn toàn, kích thước khối bướu vùng cổ nhỏ dần, cảm giác khó nuốt, khó thở… cũng không còn.
Để phát hiện bướu giáp nhân, kiểm tra kích thước và loại nhân giáp, kiểm tra nhân giáp là lành tính hay ung thư bác sĩ sẽ tiến hành khám lâng sàng, siêu âm Doppler cổ, sinh thiết nhân giáp và xét nghiệm máu.
BS Nguyễn Trọng Tấn