BỆNH GÚT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Bệnh Gout là gì?
Bệnh gút (hay còn gọi là gout, thống phong) là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric trong máu. Bệnh gây viêm khớp khi tinh thể monosodium urat lắng đọng trong dịch khớp hoặc mô mềm.
Bệnh gút là loại viêm khớp gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp, thường gặp nhất ở ngón chân cái. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trung niên, với độ tuổi khởi phát là 50. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thấp hơn, nhưng lại tăng dần ở độ tuổi cao hơn và sau thời kỳ mãn kinh.

Nguyên nhân gây bệnh gout ?
Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới.
Tăng acid uric, dư thừa acid uric trong máu là nguyên nhân chính gây ra gút
Nguyên nhân bệnh gút gồm 2 nguyên nhân chính: Nguyên phát ( Vô căn) và nguyên nhân thứ phát
-
Nguyên nhân nguyên phát:
95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
Không xác định được nguyên nhân
Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm, uống nhiều bia rượu,...
-
Nguyên nhân thứ phát:
Do nguyên nhân di truyền: Rối loạn về gen ( Hiếm gặp)
Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:
+ Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
+ Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
+ Sử dụng thuốc như: lợi tiểu (furosemid, thiazid, acetazolamid, ...), ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính, kháng lao (ethambutol, pyrazinamid, …)
Các đối tượng có nguy cơ mắc Gout?
Trong những năm gần đây gút đang có nguy cơ trẻ hóa dần. Vì vậy đối tượng nào dễ bị mắc bệnh là điều mà nhiều người quan tâm. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn:
-
Tuổi cao: Bệnh gút thường phổ biến ở người lớn tuổi hơn và hiếm khi phát triển ở trẻ em. 80% người mắc bệnh gút là Nam giới sau 40 tuổi do chế độ ăn uống không lành mạnh; Với nữ giới hay gặp sau mãn kinh do rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là rối loạn estrogen, đây là hormon chính giúp thận bài tiết acid uric ra ngoài
-
Giới tính: Trước 65 tuổi, tỷ lệ nam giới mặc bệnh gút gấp 4 lần phụ nữ. Nhưng sau 65 tuổi phụ nữ mặc bệnh gút gấp 3 lần nam giới
-
Di truyền học: Nghiên cứu cho thấy có trên 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và người có tiền sử gia đình bị bệnh có nguy cơ cao hơn những người bình thường
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tình trạng lạm dụng rượu bia sẽ cản trở quá trình loại bỏ axit uric khỏi cơ thể và chế độ ăn nhiều purin làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Vì vậy, Tiêu thụ rượu, động vật có vú và một số loại thịt như thịt xông khói, gà tây, thịt nai và nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
-
Phơi nhiễm kim loại nặng: nghiên cứu cho thấy hỗn hợp kim loại trong máu có liên quan tới sự ra tăng acid uric máu và bệnh gút, đặc biệt là chì
-
Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Bao gồm một số thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.
-
Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm toàn thân do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.
-
Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận và các tình trạng bệnh thận khác có thể làm giảm khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao. Các tình trạng khác liên quan đến bệnh gút bao gồm huyết áp cao và bệnh tiểu đường.
Phân loại bệnh gút?
Phân loại bệnh gút dựa vào tiến triển của bệnh gút
-
Tăng acid uric không triệu chứng: Một người có thể có nồng độ axit uric cao mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù mọi người không cần điều trị ở giai đoạn này, nhưng nồng độ axit uric cao trong máu cao gây ra tổn thương mô “im lặng”. Do đó, bác sĩ có thể đề xuất những cách để giảm sự tích tụ của loại axit này
-
Bệnh gút cấp: Điều này liên quan đến các tinh thể axit uric trong khớp đột nhiên gây viêm cấp tính và đau dữ dội. Cơn đau này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần . Căng thẳng , uống quá nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn chứa purin có thể góp phần gây ra các cơn đau cấp tính hoặc bùng phát đợt gút cấp.
-
Gút mãn tính tạm ổn định giữa đột cấp: Đây là khoảng thời gian giữa các cơn gút cấp tính. Khi bệnh gút tiến triển, các khoảng thời gian này trở nên ngắn hơn. Giữa các khoảng thời gian này, các tinh thể axit uric có thể tiếp tục tích tụ trong các mô.
-
Gút mãn tính có hạt tophy: Đây là loại suy nhược nhất và có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho khớp và thận. Ở giai đoạn này, mọi người có thể bị viêm khớp mãn tính và phát triển tophi ở những vùng mát hơn của cơ thể, chẳng hạn như khớp ngón tay. Tophi là những lắng đọng giống như đá của tinh thể urat monosodium tạo thành các cục u ngay bên dưới da. Bệnh gút mạn tính thường xảy ra sau nhiều năm bị các cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, nếu một người được điều trị hiệu quả, bệnh gút khó có thể tiến triển đến giai đoạn này.
-
Bệnh giả gút: Một tình trạng dễ nhầm lẫn với bệnh gút là lắng đọng canxi pyrophosphate, được gọi là bệnh giả gút. Các triệu chứng rất giống với bệnh gút, mặc dù các đợt bùng phát thường ít nghiêm trọng hơn. Sự khác biệt chính giữa bệnh gút và bệnh giả gút là các khớp bị kích thích bởi tinh thể canxi pyrophosphate chứ không phải tinh thể axit uric.
Triệu chứng của bệnh gout ?
Cơn gút thường xuất hiện tự phát, khởi phát đột ngột vào nửa đêm
Hay gặp ở khớp chi dưới: ngón chân cái, gối, bàn ngón và các khớp khác
Hoàn cảnh xuất hiện: tự phát hoặc sau bữa ăn nhiều đạm, uống rượu qua mức, chấn thương, một can thiệp phẫu thuật, sau dùng 1 số thuốc: Aspirin, lợi tiểu ( thiazil, furosemid, ethambutol, thuốc gây hủy tế bào, penicilin)
Triệu chứng tại khớp:
-
Đau khớp: đau khớp kiểu bỏng rát, đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau. Có thể kèm theo mệt mỏi, sốt 38-38.5 độ C, có thể kèm theo rét run.
-
Sưng khớp :Bề mặt da hồng, đỏ
-
Tràn dịch khớp: thường gặp ở khớp lớn, các khớp nhỏ phù nề
-
Lúc đầu chỉ viêm 1 khớp, sau có thể viêm nhiều khớp, thứ tự các thay đổi: khớp bàn chân, cổ chân, gối, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng và cột sống.
-
Ngoài khớp: túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị thương tổn.
Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi dấu hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ nề, đỡ đỏ. Hết cơn khớp trở lại bình thường.
Đáp ứng tốt với điều trị: nhạy cảm với colchicin , triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn sau 48 h

Các xét nghiệm, cận lâm sàng cần làm đề chẩn đoán gout?
-
Xét nghiệm
AU máu: AU máu tăng > 420 µmol/l, tuy nhiên khoảng 40% bệnh nhân có cơn gút cấp nhưng acid uric máu bình thường.
AU niệu 24 h: đánh giá tình trạng bài tiết acid urat ( tăng: > 600mg/24h, giảm: < 600mg/ 24h)
Các xét nghiệm khác: VS máu tăng, CRP bình thường hoặc tăng, BC tăng, BCTT tăng, Công thức máu, ure, creatinin, GOT, GPT,...
-
Chẩn đoán hình ảnh:
Xquang khớp: giai đoạn đầu bình thường, nếu muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương...
Siêu âm khớp: dấu hiệu đường đôi, lắng đọng hạt tophy ở khớp hoặc gân
DECT (Dual-energy computed tomography): phát hiện sớm sự lắng đọng tinh thể urat tại khớp và phân mềm cạnh khớp , phát hiện tổn thương xương, khớp khác trong bệnh gút. Sử dụng khi xét nghiệm tìm tinh thể urat âm tính
MRI: phát hiện sự lắng đọng tinh thể urat ở mô
-
Xét nghiệm dịch khớp: quan trọng nhất là tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp. Dịch khớp viêm giàu tế bào (> 2000 tb/mm3 ), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính
Chẩn đoán bệnh gout như thế nào?
Chẩn đoán bệnh gút có thể áp dụng 1 trong các tiêu chuẩn sau đây:
-
Tiêu chuẩn Rome 1963
-
Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): Độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%
-
Tiêu chuẩn phân loại gút theo phân loại ACR/ EULAR 2015: độ nhạy 92%, độ đặc hiệu: 89%
Các biến chứng của bệnh gout?
Bệnh gút không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. Sự tích tụ axit uric trong khớp và mô mềm của bạn được gọi là tophi. Một số người bị bệnh gút cũng có thể phát triển các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
-
Suy thận, sỏi thận
-
Viêm khớp nặng và thay đổi hình dạng khớp (biến dạng khớp).
-
Tophi (dạng số nhiều của tophus — sự tích tụ của axit uric trong các khớp và mô mềm).
-
Bệnh tim .
Các biện pháp điều trị Gout?
Nguyên tắc điều trị gout:
-
Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp.
-
Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.
Điều trị cụ thể:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị gout: Chế độ ăn uống sinh hoạt đóng 1 vai trò rất quan trọng trong sự tiến triển của bệnh gút
+ Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt đỏ ( thịt bò, thịt cừu, thịt chó,..), hải sản( như: cá, tôm, cua,..) … Có thể ăn trứng, hoa quả, sữa ít béo ( sữa chua, phô mai tươi), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ đậu này, protein nạc như: đậu phụ, tempeh, gà tây. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
+ Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
+ Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
+ Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương,.…
Điều trị nội khoa:
Thuốc kháng viêm:
-
Thuốc chống viêm không steroid NSAID như: meloxicam, celecoxib, diclofenac,...
-
Thuốc colchicine: Đây là loại thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy, đặc biệt nếu dùng với liều lượng lớn.
-
Thuốc corticosteroid: Một số thuốc như prednisone dexamethason, solumedrol có thể kiểm soát chứng viêm và đau do bệnh gút.
Thuốc hạ acid uric máu:
-
Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric: Các loại thuốc được gọi là chất ức chế sản sinh acid uric trong cơ thể giúp hạn chế bệnh tiến triển.
-
Thuốc đào thải acid uric: Những loại thuốc này được gọi là uricosurics giúp tăng uric niệu cải thiện khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
-
Các thuốc hay sử dụng bao gồm Allopurinol , Febuxostat
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:
-
Gout kèm biến chứng loét
-
Bội nhiễm nốt tophi
-
Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ
Cách phòng ngừa bệnh Gout?
Cách tốt nhất phòng ngừa bệnh gút là hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao. Đảm bảo uống nhiều nước giúp thận hoạt động tốt hơn và tránh mất nước.
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng chp khớp, giảm nguy cơ béo phì cũng như các tình trạng sức khỏe khác khiến bạn dễ mắc bệnh gút
Việc nên làm:
-
Kiểm soát cân nặng: Cân năng ảnh hưởng tới sự tiến triểu của bệnh, cân nặng hợp lý giúp giảm tình trạng tăng acid uric và giảm sức ép lên các khớp. Nên duy tri BMI < 23 Kg/ m2
-
Tập thể dục đốt cháy calo và có thể hỗ trợ giảm cân. Giúp giảm áp lực lên khớp. Một số bài tập tác động thấp, chẳng hạn như bơi lội, đạp xe, đi bộ,... Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập thể dục với cường độ cao hoặc tạo nhiều áp lực lên khớp
-
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin, Uống nhiều nước hoặc các loại đồ uống không đường, không cồn khác, bổ sung nguồn protein từ đâu, trứng, sữa. Cố gắng bỏ thuốc lá.
-
Giảm nguy cơ chân thương khớp
Việc không nên làm:
-
Không uống nhiều đồ uống có đường và ăn vặt
-
Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều purin như: Nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản,...