Biến chứng thường gặp khi bị rết cắn:
-
Nhồi máu cơ tim.
-
Hội chứng tiêu cơ vân cấp gây suy thận cấp
-
Suy chức năng gan, thận
-
Rối loạn tình trạng đông máu như chảy máu tiêu hóa, chảy máu dưới da hoặc vết rết cắn chảy máu liên tục không cầm được
-
Nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân, hoại tử, sốc nhiễm khuẩn.
2. Bị rết cắn bôi thuốc gì ?
Cho đến hiện tại, không có thuốc giải độc đặc hiệu khi bị rết cắn. Các điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng và xử trí sốc phản vệ khi có các dấu hiệu phản vệ.
=> Xử trí tại chỗ, sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị
Ngày 17/10/2023 Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Việt Đức tiếp nhận 1 trường hợp người bệnh bị rết cắn
Người bệnh nam Đ.M.T 40 tuổi tiền sử: khoẻ mạnh vào viện vì rết cắn
Cách vào viện 6 tiếng người bệnh đang ngủ trên giường bị rết cắn vào ngón III tay phải, sau bị rết cắn tự xử trí rửa tay bằng xà phòng, mu bàn tay phải sưng, nóng, đỏ, đau buốt nhức nhối nhiều tăng nhanh, tự uống thuốc Paracetamol 500mg nhưng không đỡ đau ---> vào viện
Tình trạng lúc vào viện:
Người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, huyết động ổn định
Mu bàn tay phải sưng, nóng, đỏ, hạn chế vận động do đau; Vết cắn kích thước 2 x 2mm vùng tương ứng đốt I ngón III tay phải hình chữ V
* Cận lâm sàng ngày 17/10/2023
WBC: 16.80(G/L); NEUT%: 90.3(%); AST [Máu]: 42(U/L - 37 độ C); ALT [Máu]: 30(U/L - 37 độ C); Creatinin (máu): 86(µmol/L), CK 202 U/L
Siêu âm phần mềm mu tay phải: Phần mềm dưới da mu tay phải tương ứng vị trí lâm sàng phù nề, tăng âm, tăng sinh mạch nhẹ, có ít dịch tổ chức mô kẽ.
(Hình ảnh tay người bệnh lúc nhập viện)
Sau 3 ngày điều trị: Thuốc kháng viêm, thuốc kháng histamin, SAT dự phòng uốn ván, kháng sinh, truyền dịch. Người bệnh hết đau, hết sưng nóng đỏ vùng mu bàn tay phải, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Người bệnh ra viện sinh hoạt và làm việc bình thường.