Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Hotline: (0210) 3666 678
  • Tra cứu
  • Đặt hẹn
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Vụ cháu bé tử vong nghi do ăn vải: Giải mã nguyên nhân
Cập nhật: 13/06/2017
Lượt xem: 1998
Sự việc 1 cháu bé tử vong và 3 cháu phải nhập viện cấp cứu vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang khiến dư luận xôn xao lo lắng về thông tin cả 4 cháu bé bị ngộ độc đều ăn quả vải do nhà dân tự trồng. 
Một số người cho rằng không nên vội vàng kết luận do ăn quả vải, một khi sự việc chưa rõ ràng sẽ khiến người nông dân lo lắng và hoảng loạn vì sợ dân tình sẽ “quay lưng” với quả vải đang vào mùa. 

Chiều 8.6, cả 4 cháu đều ăn quả vải. Đến tối, các cháu có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi nhưng gia đình chỉ nghĩ bị cảm thông thường. Đến chiều 9.6, khi cháu Lý Văn Thắng (12 tuổi) chết đột ngột và 3 cháu còn lại có dấu hiệu bệnh nặng, các gia đình mới đưa đi bệnh viện huyện. Sau đó, các cháu được chuyển đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Cao Bằng cấp cứu.

Theo BVĐK tỉnh Cao Bằng, các bệnh nhi được xác định là viêm não, tuy nhiên, nguyên nhân do đâu thì vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm. Từ sự việc này làm chúng ta liên tưởng đến bệnh viêm não cấp ở Ấn Độ mỗi khi mùa vải đến, đây cũng có thể là một cách lý giải cho sự việc 4 cháu bé bị ngộ độc sau khi ăn quả vải tại Cao Bằng vừa qua. 

Căn bệnh bí ẩn ở trẻ em Ấn Độ: Tối bình thường, sáng phát bệnh, hôn mê sâu và tử vong

Từ năm 1995, hàng trăm đứa trẻ nghèo tại vùng trồng vải Muzaffarpur, Ấn Độ đã mắc phải một "căn bệnh bí ẩn”: bỗng dưng khóc thét, co giật và mất ý thức, thường xảy ra vào buổi sáng dù đêm trước đó vẫn còn khỏe mạnh. Nhiều trường hợp đã hôn mê sâu và tử vong sau đó. Đặc biệt hơn, “bệnh lạ” chỉ xảy ra vào khoảng giữa năm, từ tháng 5 tới tháng 7. Điển hình như vào năm 2014, bệnh viện Muzaffarpur đã ghi nhận có 390 trường hợp trẻ em mắc bệnh, 122 đã qua đời. 

Không ai biết điều gì đã gây ra căn bệnh viêm não đột ngột như vậy nhưng dựa vào khoảng thời gian bệnh xảy ra, người ta nghi ngờ rằng nó có liên quan gì đó tới quả vải, loại cây được trồng phổ biến tại Muzaffarpur. Vậy do vi khuẩn, do thuốc trừ sâu hay kim loại độc hại?

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tới nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu kỹ đợt bùng phát năm 2014 và phát hiện rằng một số chất trong quả vải có thể là nguyên nhân gây bệnh - chủ yếu là trên những đứa trẻ không ăn tối vào đêm trước khi phát bệnh. Đây là nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay được tiến hành đối với bí ẩn Muzaffarpur và kết quả cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng vải chính là nguyên nhân gây bệnh. Báo cáo đã được công bố trên tạp chí sức khỏe toàn cầu The Lancet. 

Điều tra tìm nguyên nhân

Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2013. Nhóm nghiên cứu thu thập mọi tài liệu trước đó về căn bệnh Muzaffarpur. Tất cả các trường hợp đều xảy ra ở trẻ em, độ tuổi từ 6 tháng tới 14 tuổi. Họ nhận thấy nhiều đặc điểm ở những đứa trẻ bị ảnh hưởng, đặc biệt trong số đó là đường huyết thấp. Một đợt phân tích vào cuối năm 2013 đã tiết lộ rằng trong quả vải có chứa một chất gọi là MCPG (methylenecyclopropylglycine), có thể gây ra triệu chứng tương tự khi thử nghiệm trên một số động vật đang có đường huyết thấp. Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện một loại hóa chất khác là hypoglycin A, có chứa trong một quả có liên quan tới vải là quả ackee, với khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh nếu người ăn phải. Một manh mối đã được phát hiện nhưng xưa giờ chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối quan hệ giữa việc ăn vải đối với các căn bệnh về não. 

Do đó, các nhà nghiên cứu quay trở lại bệnh viện Mufazzarpur, xét nghiệm nhiều trường hợp trẻ em nhập viện do có triệu chứng tương tự, đồng thời hỏi cha mẹ chúng về lối sống và chế độ ăn uống. Mặt khác, họ thu thập mẫu vải từ nhiều nông trại gần khu vực tập trung nhiều ca mắc bệnh. 

Kết quả

Và hóa ra so với những đứa trẻ không mắc bệnh, những đứa trẻ đã ăn vải có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 9,6 lần, những đứa trẻ đã từng tới vườn vải có tỷ lệ mắc cao hơn 6 lần và những đứa trẻ không ăn bữa tối có tỷ lệ mắc cao hơn 2,2 lần. Mặt khác, những đứa trẻ bị bệnh nhiều khả năng đã ăn những quả vải chưa chín hoặc đã bị thối. 

Nhóm tiếp tục xét nghiệm 73 mẫu nước tiểu lấy từ những đứa trẻ tại bệnh viện và kết quả cho thấy có một nửa là dương tính với MCPG và hypoglycin A. Đồng thời kết quả phân tích tất cả những mẫu vải thu được cho thấy, những quả vải còn xanh có nồng độ 2 chất này cao hơn. Xâu chuỗi các bằng chứng lại, nhóm nghiên cứu cho rằng: “Đây là kết luận đầu tiên về mối liên hệ giữa dịch bệnh Mufazzarpur và việc ăn vải lẫn hấp thụ chất độc hypoglycin A và MCPG.”

Câu chuyện có vẻ như đã kết thúc. Cha mẹ những đứa trẻ cho các điều tra viên biết rằng trong suốt mùa vải, những đứa trẻ đã ăn vải trong các khu vườn gần đó và sau khi về nhà, chúng không còn quan tâm tới bữa ăn tối nữa. Từ đó, nhóm nghĩ rằng do những đứa trẻ không ăn tối, dẫn tới đường huyết xuống thấp và làm nghiêm trọng thêm tác dụng của hypoglycin A và MCPG, từ đó gây ra các triệu chứng thần kinh. 

Do vẫn chưa có thử nghiệm có kiểm soát được tiến hành nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa ăn vải và viêm não cấp nên chưa thể khẳng định điều gì. Do đó, nhóm nghiên cứu ghi rõ trong báo cáo rằng “những phát hiện này phản ánh một cách có vẻ hợp lý, nhưng chưa nhất thiết phải đầy đủ, về mối quan hệ nhân quả giữa việc ăn vải và bệnh tật.” 

Dù vậy, một số nhà nghiên cứu khác tại Đại học Khoa học Sức khỏe Oregon nhận định rằng nghiên cứu này đã khẳng định mối quan hệ khá chắc chắn về việc ăn vải và bệnh lý thần kinh. Được biết không chỉ tại Ấn Độ mà người ta còn ghi nhận được những trường hợp tương tự xảy ra ở Việt Nam, Bangladesh, nơi vẫn còn tồn tại sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng thấp và sự bùng nổ của việc trồng vải trên quy mô công nghiệp. Một nghiên cứu công bố hồi năm 2012 trên NCBI, thu thập dữ liệu giai đoạn 2004 - 2009, đã ghi nhận những trường hợp viêm não cấp tính ở trẻ em và mùa thu hoạch vải tại Bắc Giang từ những năm 1990.

Với kết quả nghiên cứu trên, chính quyền Mufazzarpur khuyến cáo nên ăn vải có giới hạn và phải luôn ăn tối. Kết quả sau đó cho thấy lời khuyên này đã có tác dụng. Thông tin từ New York Times cho thấy trong năm 2016 chỉ có chưa tới 50 trường hợp phát bệnh. Tuy nhiên, người ta vẫn lo ngại rằng ở những vùng khác trên thế giới, nơi mà chế độ dinh dưỡng còn thấp và lại trồng tập trung nhiều vải, các tình huống tương tự vẫn còn có thể xảy ra. Do đó, họ hy vọng rằng các cơ quan chức năng lẫn nơi trồng trọt nên có chỉ dẫn thích hợp để tránh tình huống tương tự. 

Lại nói về MCPG và hypoglycin A

Trong cuốn Toxic Constituents of Plant Foodstuffs của Irvin Liener ghi nhận rằng α-(Methylenecyclopropyl)-glycine (MCPG) là một đồng đẳng của Hypo hypoglycin A được trích xuất từ hạt vải. Nó có tác dụng hạ đường huyết và làm cạn kiệt glycogen dự trữ trong gan ở chuột. Một nghiên cứu hồi năm 1961 bởi Đại học London cho thấy cứ 24 kg hạt vải thì trích xuất được 1,5 gram MCPG. Nghiên cứu ở chuột cho thấy MCPG làm trầm trọng thêm tình trạng giảm đường huyết ở chuột, lợn và mèo. Thử nghiệm hồi năm 1955 cho thấy chuột chết khi đường huyết tuột xuống 20mg/100 ml và sau khi tiêm MCPG vào, quan sát 72 giờ cho thấy liều lượng độc gây chết là 90mg/kg. Với nồng độ tăng lên 250 mg/kg thì sẽ hoàn toàn mất glycogen trong chưa đầy 6 giờ, đường huyết xuống còn 46mg/100ml (bình thường là 100mg/100ml). 

Cách phòng tránh

Các bác sĩ trên thế giới khuyến cáo trẻ nhỏ sống ở vùng trồng quả vải không nên ăn vải vào buổi sáng khi bụng đói, nhất là tối hôm trước đã bỏ bữa. Những người tối hôm trước “nhậu” quá đà cũng không nên ăn trái vải vào buổi sáng để tránh rối loạn đường huyết và mệt thêm.

Như vậy, có thể nói, quả vải là trái cây quí, không làm hại sức khỏe nếu dùng tráng miệng sau những bữa ăn hàng ngày. 

Các bậc cha mẹ cũng cẩn thận khi cho con ăn quả vải vì nhiều trẻ đã bị tắc đường thở do nhỡ nuốt vội nguyên quả. Phải tách hột trước khi cho trẻ ăn. Nếu trẻ bị mắc nghẹn, cấp cứu tại chỗ bằng cách đặt trẻ nằm trên đùi, đầu thấp, vỗ mạnh vào lưng trẻ để trẻ khóc và quả vải vọt ra ngoài. Không biết cấp cứu tại chỗ thường trẻ mất trước khi vào viện."


Tham khảo NCBINYTResearchGateThelancetNIH


Tin tức cùng chuyên mục
Nguyên nhân gây đau cổ
Nguyên nhân gây đau cổ
13/07/2016 - 1486 lượt xem
Các tin liên quan
Bình luận Facebook
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 3666 678
Hotline: 0867005888
Website: www.ykhoavietduc.com
Thống kê truy cập
Số người online: 4
Tổng truy cập: 1.989.787
 
Đặt lịch hẹn
ĐẶT LỊCH NHẬP LẠI
   
   
Hỗ trợ trực tuyến
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
bvdkvietduc@gmail.com 0867005888
Liên hệ với tôi qua:
好的丰胸产品丰胸产品,通常是经过国家批准的,经得起市场和客户见证的。品牌历史越长久丰胸方法,说明产品经过了重重的市场考验,具备完善的服务及售后体系;销售年限越长粉嫩公主丰胸产品,销售量越大,说明经过客户检验的质量越过关产后丰胸产品