Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Hotline: (0210) 3666 678
  • Tra cứu
  • Đặt hẹn
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Cảnh giác sự trở lại của bệnh bạch hầu
Cập nhật: 07/11/2023
Lượt xem: 2108

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Bệnh thường găp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.

1. Tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn bạch hầu là cầu trực khuẩn gram (+), hình chuỳ dài 1-9 µm, rộng 0,3 - 0,8 µm, không di động, không có vỏ, không tạo nha bào. Trực khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh sáng vi khuẩn sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế...Vi khuẩn bạch hầu chết ở nhiệt độ 58oC trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết trong vài giờ.

2. Dịch tễ bệnh học

Bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vắc xin dự phòng. Năm 1923, vắc xin giải độc tố bạch hầu ra đời và từ đó đến nay tính nghiêm trọng của bệnh dịch đã thay đổi trên toàn thế giới.

Bạch hầu đã gây ra các vụ dịch lớn trong lịch sử như ở New England (1735–1740), châu Âu trong Thế chiến II và Liên Xô cũ (những năm 1990). Đến cuối thế kỷ XX, tỷ lệ bạch hầu giảm mạnh do chiến dịch tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, các đợt bùng phát tiếp tục xảy ra ở những nơi có nguồn lực hạn chế.

Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000. Tuy vậy, từ năm 2013, các đợt bùng phát dịch lẻ tẻ đã xảy ra, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và gần đây là các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên.

Theo ghi nhận đến ngày 20/09/2023 đã có 3 trường hợp tử vong liên quan đến bạch hầu ở Hà Giang Và Điện Biên.

3. Phương thức lây truyền

          Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu.

Tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

4. Phòng lây nhiễm bệnh

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Bệnh có thể dự phòng bằng vắc – xin . Do đó, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.

5. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Hay gặp nhất là thể bạch hầu họng chiếm tỷ lệ khoảng 70%

5.1 Giai đoạn ủ bệnh:  là thời gian từ khi nhiễm vi khuẩn đến khi phát bệnh  khoảng 2- 5 ngày:

Người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.

Họng hơi đỏ, amidan  có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

5.2 Thời kỳ toàn phát: Vào ngày thứ 2-3 của bệnh.

Người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.

Họng có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amidan, trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.

Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.

Hình 1: Giả mạc bám chặt amidan và lưỡi gà (nguồn CDC)

Hình 2: Sưng hạch góc hàm, giả mạc trắng Amidan

(nguồn N Engl J Med 2019  381:1267)

 

6. Điều trị

Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD)

 

Tài liệu tham khảo :

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu (ban hành kèm Quyết định 2957/QĐ-BYT 10/07/2020).

https://vncdc.gov.vn/benh-bach-hau-nd14501.html

https://www.cdc.gov/diphtheria/about/prevention.html

Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đa khoa Việt Đức

Tags:
Tin tức cùng chuyên mục
Nguyên nhân gây đau cổ
Nguyên nhân gây đau cổ
13/07/2016 - 1486 lượt xem
Các tin liên quan
Bình luận Facebook
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 3666 678
Hotline: 0867005888
Website: www.ykhoavietduc.com
Thống kê truy cập
Số người online: 12
Tổng truy cập: 1.992.527
 
Đặt lịch hẹn
ĐẶT LỊCH NHẬP LẠI
   
   
Hỗ trợ trực tuyến
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
bvdkvietduc@gmail.com 0867005888
Liên hệ với tôi qua:
好的丰胸产品丰胸产品,通常是经过国家批准的,经得起市场和客户见证的。品牌历史越长久丰胸方法,说明产品经过了重重的市场考验,具备完善的服务及售后体系;销售年限越长粉嫩公主丰胸产品,销售量越大,说明经过客户检验的质量越过关产后丰胸产品