Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Đăng nhập
Đăng ký
Ưu đãi đặc biệt
Tuyển dụng
Hotline:
(0210) 3666 678
GIỚI THIỆU
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
BỘ MÁY TỔ CHỨC
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
CƠ SỞ VẬT CHẤT
THỜI GIAN LÀM VIỆC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THƯ VIỆN VIDEO
CHUYÊN KHOA
KHOA KHÁM BỆNH
KHOA THẬN - LỌC MÁU
KHOA NGOẠI
KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
KHOA NỘI TỔNG HỢP
KHOA PHỤ SẢN
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
KHOA NHI
KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC
KHOA XÉT NGHIỆM
KHOA LIÊN CHUYÊN KHOA
KHOA DƯỢC VẬT TƯ
KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
DỊCH VỤ
Khám bệnh Ngoại trú
Nội khoa
Nhi khoa
Sản phụ khoa
Tai mũi họng
Dịch vụ Cơ bản
Siêu âm 4D
X-Quang
Nội soi
Xét nghiệm
Ngoại khoa (Bó bột, Thủ thuật...)
Thăm dò chức năng
Dịch vụ Nổi bật
Chụp cắt lớp vi tính
Tầm soát ung thư
Phẫu thuật, thủ thuật
Thận - Tiết niệu
Hô hấp - Tim mạch
Điều trị nội trú
Bảo hiểm y tế
Khám bảo hiểm y tế
Dịch vụ bảo lãnh viện phí
Khám sức khoẻ tổ chức, cơ quan
Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Khám sức khỏe tuyển dụng
Trung tâm Thận - Lọc máu
Khám sức khỏe tổng quát
Sinh con trọn gói
Tiêm chủng vacxin
Gói khám Tầm soát ung thư
Dịch vụ tại nhà
Chăm sóc tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Vận chuyển cấp cứu
Nhà thuốc GPP
TIN TỨC
Tin y tế
Chế độ BHYT
Tin hoạt động
Tuyển dụng
Ưu đãi - Giảm giá
Huấn luyện - Đào tạo
Dành cho nhân viên
Văn bản
Thư giãn
KIẾN THỨC
Tư vấn y khoa
Tin tức y học
Nội khoa - Ngoại khoa
Nhi khoa
Lão khoa
Sản phụ khoa
Y dược
Dinh dưỡng
Mẹo sống khoẻ mỗi ngày
HƯỚNG DẪN
LỊCH KHÁM CHUYÊN GIA
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ
HƯỚNG DẪN KHÁM CHỮA BỆNH
BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ
ĐẶT LỊCH KHÁM
TRA CỨU KẾT QUẢ
Ý NGHĨA CÁC DỊCH VỤ
QUYỀN LỢI BẢO HIỂM
KHẢO SÁT
TƯ VẤN
LIÊN HỆ
Tra cứu
Đặt hẹn
Hỏi đáp
Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Bạn đang ở: 
Trang chủ
Kiến thức y khoa
Tin tức y học
Sự thật ít biết về loại vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày
Cập nhật: 11/10/2016
Lượt xem: 1880
Cỡ chữ
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày cấp tính và mãn tính, gây nên tình trạng viêm loét hành tá tràng. Để điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo các phác đồ điều trị nghiêm ngặt với nhiều thuốc kết hợp và phải sử dụng đủ liều quy định, đủ thời gian, đúng thời điểm.
Một số đặc điểm về vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (theo WHO, tổ chức Y tế thế giới).
Các nhà khoa học Đức gần đây cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành, phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau thời gian dài nhiễm khuẩn Hp.
Trước đây, các thầy thuốc cho rằng bệnh lý dạ dày là do sự gia tăng acid dạ dày và suy yếu của lớp chất nhày bảo vệ dạ dày. Chính vì vậy, điều trị chủ yếu sử dụng các thuốc giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên, sau phát hiện vi khuẩn Hp của bác sỹ người Úc, Barry Marshall vào năm 1983, người ta đã thấy rằng, bệnh lý dạ dày chủ yếu là do nhiễm khuẩn Hp và việc điều trị bệnh dạ dày tập trung vào tìm kiếm và tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng các thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn Hp là kẻ thù số 1 của dạ dày
Có nhiều chủng vi khuẩn Hp khác nhau
Cũng giống như nhiều loại sinh vật khác, vi khuẩn Hp có nhiều chủng khác nhau. Trong đó, người ta đặc biệt quan tâm tới các loại vi khuẩn Hp có chứa yếu tố độc tính CagA và VacA vì những chủng Hp đó có khả năng gây Viêm loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày cao gấp nhiều lần so với những chủng Hp không có hai gen kể trên.. Việt Nam và Nhật Bản nằm trong khu vực nhiễm loại vi khuẩn Hp có chứa CagA và VacA nên chủng vi khuẩn Hp ở Việt Nam có độc tính cao hơn chủng Hp ở các nước châu Âu.
Vi khuẩn Hp cũng bị acid dạ dày tiêu diệt
Acid dạ dày vừa giúp tiêu hóa thức ăn vừa bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh
Các nhà khoa học đã tìm ra loại men Urease của vi khuẩn Hp là yếu tố giúp loại vi khuẩn này tồn tại được trong môi trường acid dạ dày. Khi người ta tạo ra loại kháng thể ức chế được men Urease của vi khuẩn Hp thì chúng cũng sẽ bị acid dạ dày tiêu diệt dễ dàng như các loại vi khuẩn khác khi đi qua dạ dày vì chúng không còn khả năng trung hòa acid dạ dày.
Vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở nhiều nơi trong cơ thể người
Vi khuẩn Hp không phải chỉ tồn tại trong môi trường dạ dày. Các nhà khoa học đã tìm thấy chúng ở trong các mảng bám trên răng, trong các khoang, hốc của cơ thể như khoang miệng, đường ruột… Chính vì vậy, chúng cũng dễ dàng lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau trong đó phổ biến nhất là đường từ miệng – miệng và đường ăn uống.
Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp
Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày và tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai nhiễm Hp cũng có bệnh dạ dày và ngược lại, không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có nhiễm Hp. Vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày trên người phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là cơ địa nhạy cảm của người bệnh với vi khuẩn Hp – yếu tố này có tính di truyền nên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một gia đình có nhiều người cùng bị đau dạ dày, và yếu tố nữa là độc tính của chủng vi khuẩn Hp mà người bệnh bị mắc.
Vi khuẩn Hp còn được gọi là vi khuẩn Ung thư dạ dày
Nhiều người nghĩ rằng, vi khuẩn Hp không thể điều trị triệt để nên tìm cách chung sống với bệnh dạ dày và với vi khuẩn Hp suốt đời. Điều đó là không nên bởi có hàng trăm công trình nghiên cứu trên thế giới về khả năng gây Ung thư dạ dày của vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này cũng đã được tổ chức Y tế thế giới xếp loại vào nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Việc điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp cần phải tiến hành thật triệt để, không nên chủ quan trong quá trình điều trị.
Trẻ em cũng có thể bị nhiễm Hp
Một số bậc phụ huynh vẫn còn rất ngạc nhiên khi nhận kết quả bệnh lý dạ dày có nhiễm Hp của con mình bởi quan niệm trẻ nhỏ thì không bị bệnh dạ dày và càng không thể nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em trên thế giới nói chung là tương đối cao. Ở Việt Nam, một số điều tra cho thấy có tới khoảng 40% trẻ bị nhiễm khuẩn Hp và số trẻ bị bệnh do nhiễm Hp cũng gia tăng nhanh chóng. Trẻ từ 1-2 tuổi cũng đã có thể bị bệnh do nhiễm Hp. Đây là đối tượng bệnh nhân nhiễm Hp rất khó điều trị do sự hạn chế về khả năng dùng thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn Hp dễ dàng kháng thuốc kháng sinh và tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn HP:
+Sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý khác trong khi dạ dày đang có vi khuẩn Hp.
+Không tuân thủ tốt phác đồ điều trị vi khuẩn Hp .
Tỷ lệ người nhiễm Hp trên thế giới rất cao, ở Việt Nam, tỷ lệ này lên tới 70%, chính vì vậy, trong quá trình sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác nhau nhiễm trùng hô hấp, chúng ta đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng lại loại thuốc kháng sinh đó. Việc dễ dãi trong sử dụng kháng sinh của người dân ở các nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng Hp kháng thuốc ngày càng phức tạp hơn.
Tỉ lệ kháng kháng sinh khảo sát tại bệnh viện Nhi Đồng I năm 2014 ở bệnh nhi nhiễm khuẩn HP
Hiện nay các phác đồ điều trị vi khuẩn HP đang được áp dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường phải phối hợp từ 2 đến 3 loại kháng sinh cùng với thuốc ức chế tiết dịch vị, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thời gian dùng thuốc kéo dài, tác dụng phụ của thuốc nhiều như mệt mỏi, chán ăn, đắng miệng, dị ứng… Gây nên tổn hại về kinh tế, sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh
.
Đ
ã có cách chống vi khuẩn Hp kháng thuốc và chống nhiễm vi khuẩn Hp
Lần đầu tiên Nhật Bản tạo ra được loại kháng thể chống vi khuẩn Hp từ lòng đỏ trứng gà
Tại Nhật Bản, người dân được khuyến khích sử dụng loại kháng thể có tên là OvalgenHP hàng ngày để giúp chống lại vi khuẩn Hp, kể cả các chủng Hp đã kháng thuốc, đồng thời phòng chống lây nhiễm vi khuẩn Hp trong cộng đồng. Đối với trẻ em, việc tuân thủ điều trị đúng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp là điều hết sức khó khăn do trẻ không hợp tác khi điều trị hoặc đã bị kháng một số loại kháng sinh thông thường.
Để giải quyết tình trạng đó, loại kháng thể OvalgenHP cũng đã được khuyến cáo phối hợp trong phác đồ điều trị Hp hoặc sử dụng riêng lẻ trong trường hợp trẻ em không thể sử dụng kháng sinh. Đối với bệnh nhân có vi khuẩn Hp đã kháng thuốc, nhất thiết nên phối hợp phác đồ điều trị Hp với OvalgenHP để phác đồ điều trị Hp phát huy được tác dụng trở lại.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp
Hầu hết những người mắc khuẩn HP thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Một vài cá nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn(khoàng 15 % bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp có triệu chứng này) nhưng triệu chứng này sẽ hết nhanh. Sau thời gian nhiễm vi khuẩn HP, dẫn đến những biến chứng viêm loét, bệnh nhân có một số dấu hiệu sau:
· Đau bụng
· Buồn nôn và nôn
· Cảm giác mệt mỏi
· Ăn không ngon, đầy bụng
· Phân đen dính nếu có chảy máu
· Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
Các phương pháp phát hiện người bệnh nhiễm vi khuẩn HP:
Bệnh nhân có các triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, chỉ định nội soi, xét nghiệm vi khuẩn HP và một số xét nghiệm sinh hóa khác để loại trừ bệnh. Hiện nay có 3 phương pháp phát hiện vi khuẩn HP tồn tại trong cơ thể bệnh nhân là:
+Qua xét nghiệm máu: An toàn, dễ làm, không cần nội soi lại khi tái khám sau điều trị.
+Qua sinh thiết tế bào qua nôi soi: Dễ tạo ra các tổn thương khác cho dạ dày, cần phải nội soi lại sau quá trình điều trị.
+Qua hơi thở: Chi phí cao, phù hợp với bệnh nhi.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng bất thường trên cần được các bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp tránh tình trạng tự ý mua thuốc điều trị gây tình trạng kháng thuốc và lây lan vi khuẩn HP.
Bs Nguyễn Trọng Tấn
Về trang trước
Lên đầu trang
Gửi email
In trang
Tags:
hp
dạ dày
ung thư
vi khuẩn
Tin tức cùng chuyên mục
CẢNH BÁO NHIỄM KHUẨN TIÊU HOÁ GIA TĂNG VÀO MÙA HÈ
10/06/2024 - 483 lượt xem
Cảnh giác sự trở lại của bệnh bạch hầu
07/11/2023 - 2498 lượt xem
Virus Nipah bùng phát WHO cảnh báo có thể gây ra đại dịch tiếp theo
28/09/2023 - 3078 lượt xem
Việt Nam ngưng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, vắc xin nào sẽ được thay thế?
29/03/2018 - 1400 lượt xem
Đặc điểm não bộ của trẻ từ 0 - 6 tuổi
11/10/2017 - 3406 lượt xem
Lôi kéo người khác anti vắc xin là có tội với cả một thế hệ
09/07/2017 - 2601 lượt xem
Vụ cháu bé tử vong nghi do ăn vải: Giải mã nguyên nhân
13/06/2017 - 2360 lượt xem
Lần đầu tiên sau 40 năm, một kháng sinh hoàn toàn mới được tuyên bố thử nghiệm thành công
25/04/2017 - 1662 lượt xem
Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh
18/04/2017 - 1206 lượt xem
Cảnh báo: Mẹ tắm thuốc nam khiến bé 4 tháng mắc thuỷ đậu bị nhiễm độc da
29/03/2017 - 2204 lượt xem
Khuyến cáo phòng chống bệnh đau mắt đỏ
15/02/2017 - 2170 lượt xem
Những phát minh y học làm thay đổi thế giới năm 2017
21/01/2017 - 968 lượt xem
Những ca tai biến sau gây mê thành bài học của y khoa thế giới
27/12/2016 - 1089 lượt xem
Đây là 10 lý do tại sao bây giờ kháng kháng sinh đã trở thành cơn ác mộng
09/12/2016 - 1250 lượt xem
Làm sao để phát hiện ung thư sớm?
06/12/2016 - 1072 lượt xem
Nhược thị - Căn bệnh gì mà lại khiến MC Vân Hugo "hỏng" một bên mắt?
26/11/2016 - 2053 lượt xem
Những điều cần biết về thuốc corticoid
16/11/2016 - 1895 lượt xem
Virus Zika có thể khiến cho đàn ông bị vô sinh?
04/11/2016 - 1103 lượt xem
Asen (thạch tín) là gì, nó có hại không ?
21/10/2016 - 3482 lượt xem
Tại sao muỗi chỉ thích đốt một số người ?
17/08/2016 - 1322 lượt xem
Câu chuyện đằng sau một trong những bức ảnh đã thay đổi thế giới
17/08/2016 - 1350 lượt xem
Sai sót y khoa đứng thứ 3 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ
17/08/2016 - 1722 lượt xem
Suy tuyến giáp ở người cao tuổi
13/07/2016 - 1342 lượt xem
Phẫu thuật cắt u lành ở dạ dày
13/07/2016 - 1201 lượt xem
Phẫu thuật cắt u lành đại tràng, trực tràng
13/07/2016 - 1183 lượt xem
Nguyên nhân gây đau cổ
13/07/2016 - 1585 lượt xem
Các tin liên quan
Khách hàng quan tâm
Hội nghị Khoa học: “Điện quang can thiệp trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý Cấp cứu và Ung bướu” đã thành công với nhiều giá trị thực tiễn
Liên Cầu Khuẩn Tan Máu Nhóm B (GBS) – Tác Nhân Hàng Đầu Gây Biến Chứng Thai Kỳ Và Nhiễm Trùng Sơ Sinh
Chân dung nữ bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa, không ngừng cống hiến cho sức khoẻ trẻ em
Lan tỏa yêu thương qua hoạt động chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Việt Đức
Bệnh viện Đa khoa Việt Đức - Lan tỏa yêu thương, mang lại ánh sáng cho cộng đồng
Bình luận Facebook
Kiến thức y khoa
Tư vấn y khoa
Tin tức y học
Nội khoa - Ngoại khoa
Nhi khoa
Lão khoa
Sản phụ khoa
Thông tin Y dược
Ý nghĩa các dịch vụ
Dinh dưỡng
Mẹo sống khoẻ mỗi ngày
Tin tức nổi bật
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NĂM 2022
10/06/2022 - 2945 lượt xem
Xem tất cả
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng truy cập: 2.436.753
Xem bản đồ lớn
Đặt lịch hẹn
ĐẶT LỊCH
NHẬP LẠI
© 2016 Copyright Trung tâm y khoa Việt Đức.
Thiết kế website
 và SEO  - 
Tất Thành
Hỗ trợ trực tuyến
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
bvdkvietduc@gmail.com
0867005888
Liên hệ với tôi qua:
好的丰胸产品
丰胸产品
,通常是经过国家批准的,经得起市场和客户见证的。品牌历史越长久
丰胸方法
,说明产品经过了重重的市场考验,具备完善的服务及售后体系;销售年限越长
粉嫩公主丰胸产品
,销售量越大,说明经过客户检验的质量越过关
产后丰胸产品
。