Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Hotline: (0210) 3666 678
  • Tra cứu
  • Đặt hẹn
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Bạn đang ở:  Trang chủ Tin tứcTin y tế
Đừng biến bác sĩ thành mồi ngon của dư luận
Cập nhật: 28/12/2016
Lượt xem: 1125

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giúp người ta tiếp cận với báo chí nhanh gọn, và ngày càng sâu sắc. Mọi vấn đề của xã hội được cập nhật triệt để và mổ xẻ đến tận kẻ tóc đường tơ. Từ chuyện giết người, đến bàn tay nhẫn tâm của cô bảo mẫu, Từ cái chết của một nhân vật showbiz hay một cú nhích của anh chàng Lệ Rơi, mọi thứ trên trời dưới đất qua bàn tay gõ phím đều tạo nên những làn sóng mạnh mẽ trong dư luận. Ngành nghề giới chức nào càng hot sẽ càng được lột tả, bóc mẽ… để một bộ phận khác khoái trá đưa ra những bình luận của mình.

Theo xu hướng hiện thời, ngoài giới văn nghệ sĩ thì dường như một “ sĩ” nữa cũng đang được báo chí cùng các kênh thông tin khác vô cùng quan tâm, và thuộc ‘ diện chăm sóc đặc biệt” đó là “ bác sĩ”. Chỉ khác một điều: đối với nghệ sĩ; hào quang lẫn xì căn đan đều được lên mặt báo, để có khen có chê, có động viên lẫn trách móc. Thì giới bác sĩ nói riêng và những người công tác trong ngành y nói chung dường như đang bị chúng ta lăm lăm vào mặt chưa tốt và tiêu cực của họ là chủ yếu.

Hàng trăm đề tài khoa học, những phát minh y khoa, rất nhiều ca mổ thành công chỉ chiếm vài dòng trên chuyên mục sức khỏe. Nhưng một sai lầm, hoặc tai nạn nghề nghiệp ngay lập tức bị mổ xẻ đến tận cùng. Báo giật tít hai chữ ‘ TẮC TRÁCH”, xã hội quy kết ngay “ Y ĐỨC THOÁI TRÀO”, dư luận lạnh lùng hất từ “ NGU DỐT” vào những con người bỏ trí bỏ sức vào học nhiều hơn bất kỳ mọi ngành nghề nào trong xã hội.

Bất kỳ mọi ngành nghề nào trong xã hội – vâng thưa quý vị. Nghề nào cũng có sai lầm, nghề nào cũng có những cái giá phải trả cho sự quyết định và lựa chọn. Nhưng với ngành y thì tuyệt đối không thể. Một bác sĩ từng nói với tôi. “ Kỹ sư sai lầm chỉ làm hư một cái máy, kế toán sai lầm sẽ mất tiền,thâm thụt ngân quỹ, bác sĩ sai lầm thì phải trả giá cả mạng người, vì đằng sau mạng người đó còn là một nỗi đau của gia đình mà hệ lụy của nó là vô cùng to lớn. Vậy nên, tụi anh không được phép sai lầm!” Biết vậy và luôn ý thức là như vậy.

Đất nước Việt Nam mình, ngay tại thành phố Hồ Chí Minh này. Bao nhiêu con người, bao nhiêu bệnh viện?! Có ốm đau, có vào bệnh viện hẳn nhiên ai cũng kêu trời cho một nỗi thống khổ rất chung. Bệnh viện quá tải, hơi người giờ đây đủ đánh dạt hơi thuốc.Trung bình 1 bác sĩ bệnh viện công mỗi buổi khám tầm 120 bệnh nhân, vị chi mỗi bệnh nhân được “ hưởng’ bao nhiêu phút khi gặp bác sĩ. 1 bác sĩ, 4 điều dưỡng cho 100 bệnh nhân khoa chấn thương sọ não mỗi đêm tại bệnh viện lớn nhất thành phố. Các nhân viên y tế vào ca trực 24h gần như không có cơ hội ngã lưng. Đội ngũ bác sĩ ngoại khoa tại bệnh viện Nhi gần như làm việc liên tục từ sáng đến chiều, mổ liên tục, chưa kể cả núi giấy tờ, thủ tục hành chính nhiêu khê của từng hồ sơ bệnh.

Chúng ta thường trách sự lạnh lùng vô cảm của họ đối với người thân chúng ta, khi vào bệnh viện… Người than chuyện này, kẻ trách chuyện kia, và chỉ cần một phần hai của giọt nước thôi cũng đủ để lên facebook, “nguyên một giọt nước”thì ngay lập tức báo chí nhảy vào. Bắt được một “ case” sai lầm của bác sĩ, thì y như rằng nó là chuyên đề với nhiều bài nhiều tập. Phàm những gì đưa lên mạng mà biết theo xu hướng xã hội, đúng theo trào lưu dư luận đều gặt hái được thành công. Tôi biết, khi đăng những dòng này, tôi đang đi một hướng trái chiều với dòng comment của nhiều người ở đây. Khi cái chết của Toàn, cái chân của Vi đang vẫn còn khiến mọi người giận ghê lắm! Tôi nhớ năm đó vụ Cát Tường, chỉ một đêm sau bài thơ “ ca thán về y đức” đăng trên VNEXPRESS, tôi nhận được gần 30 ngàn lượt like và đồng tình khen ngợi. Giờ ngẫm lại, tôi thấy mình đã sai khi viết ra những điều ấy phần nào. Nếu có thể tôi mong bài thơ ấy được gỡ xuống. Vì nó thật sự làm tổn thương cho rất nhiều bác sĩ chân chính đang hết lòng, hết sức cống hiến cho bệnh nhân và họ vẫn là đại đa số!

Xin được chia sẻ, vì nghiệp, vì duyên, trong suốt thời gian qua, tôi phải ra vào thường xuyên các bệnh viện… Để từ đó, được tiếp xúc, được hiểu một cách khác về những con người áo trắng mà bao lâu nay tôi thường nghĩ theo xu hướng chung của dòng dư luận. Họ cũng là những con người như chúng ta, vắt sức mình ra học tập và lao động một cách chân chính. Dĩ nhiên phải với một trí tuệ cao hơn mới có thể thi vào trường y, dĩ nhiên phải với một thời gian nỗ lực dài hơn mới có thể mang trên mình chức danh bác sĩ, và với một bác sĩ họ lại phải cố gắng làm việc nhiều hơn mới có thể tạo dựng tốt cho nền tảng tương lai của mình và gia đình như những người khác. Tình cờ tôi biết được, thu nhập một bác sĩ đã ra trường 10 năm, tại bệnh viện lớn của thành phố sau cộng trừ nhân chia vẫn chưa bằng bạn tôi làm IT tà tà tháng 15 triệu. Và để đạt hoặc quá ngưỡng đó, bác sĩ lại phải tiếp tục” làm thêm” ở các phòng khám, bệnh viện tư từ chiều đến tối. Đó là bệnh viện to và bác sĩ giỏi đã trải qua mấy năm nội trú, hoặc làm không công mới đạt được. Còn những bác sĩ khác chắc chắn “ bèo” hơn.

Tình cờ tôi biết được, công vá một chiếc ruột cho bệnh nhi là 45 ngàn trung bình 3 giờ miệt mài đứng mổ – Anh bác sĩ thấy tôi há hốc mồm khi nghe thấy điều này, mỉm cười chua chát “ thua vá một cái vỏ xe phải không em?”. Lương của bác sĩ là vậy, huống hồ chi điều dưỡng, y công. Họ làm việc gần như liên tục không nghỉ, trong một môi trường mà người nào cũng cuồn cuộn sốt ruột lo âu.

Chúng ta đang đòi hỏi một sự tuyệt đối, đòi hỏi “ nụ cười năm sao “ ở đội ngũ y tế giữa môi trường quá tải đến kinh dị! Vào bình luận, mấy bác đi Tây đi U nói “ bác sĩ ở Mỹ thế này, y tá ở Nhật thế kia” mà kính thưa mấy ai nghĩ cho họ có ngồi yên để thở chưa, mà bảo họ nhẹ nhàng niềm nở. Lương bác sĩ nước ngoài gấp cả trăm lần bác sĩ Việt trong khi số lượng bệnh nhân lại ít hơn cũng tầm ấy trăm lần. Hỏi sao không dịu dàng nhỏ nhẹ Bạn có biết, nếu không thể gầy dựng phòng mạch tư, hoặc tìm thêm một bệnh viện cộng tác, thì để nuôi sống gia đình có bác sĩ phải đi bán buôn hoặc làm thêm nghề khác mới đủ lo kinh tế gia đình con cái. Bạn có biết, đã có bác sĩ lao động và cống hiến cả đời ở bệnh viện mà khi ông chết đi gia đình không có đủ tiền để mua hòm chôn cất cho ông? Ở Việt Nam bác sĩ là thế, mà sao chúng ta đòi hỏi họ “ như tiếp viên hàng không – mình bỏ hơn 5 triệu đồng cho một tuyến Sài Gòn – Hà Nội?!”

Cái hay cái tốt của bác sĩ và những người làm trong ngành y có mấy khi báo chí viết tới. Một khi viết tới có mấy người vào tung hê? Vị giáo sư- bác sĩ cả đời nghiên cứu, chữa lành cho trăm ngàn bệnh nhân, khi nhắm mắt nhiều lắm một mẫu tin trên mặt báo. Trong khi một nhân vật showbiz đóng vài phim, khi mất đi thiên hạ than khóc cả tháng trời. Cô bác sĩ mới ra trường dành hết phần lương để mua sữa cho đứa bé bị bỏ rơi, chị điều dưỡng bụng mang bầu mà hết giờ làm vẫn cố nán lại chăm các bệnh nhân có mấy ai nhìn thấy mà ghi nhận. Vậy mà một bệnh nhân cao tuổi cấp cứu được đưa vào, bác sĩ vã mồ hôi đặt ống nội khí quản, bệnh nhân sống thì may, chết một phát túm ngay “ thằng bác sĩ” khi nãy dám trèo lên người ông mình xung điện. Rồi chuyện bác sĩ gác chân khi khám bệnh, bức hình đăng lên Facebook, câu biết bao nhiêu lượt like, share, comment đã kích. Mấy ai biết rằng vị bác sĩ ấy buột phải đứng tư thế đó để đỡ cho bệnh nhân liệt nửa người. Làn sóng đã kích đã khiến vị bác sĩ thôi việc, cống hiến một đời bác sĩ bị xã hội phủi tay chỉ vì 1 cái chân!!!

Các bác sĩ bệnh viện quận TP hẳn còn nhớ cú tát trời giáng mà người nhà bệnh nhân dành cho nữ đồng nghiệp của mình, vì không thể chờ tới lượt khám. Báo chí vào cuộc mổ xẻ, bệnh viện giữ uy tín mà xoa dịu người nhà, mà không hề có lời nào xin lỗi đến cô bác sĩ bị đánh oan. Câu chuyện thật sự là một vết thương trong lòng các cán bộ công nhân viên nơi đó.

Có phải vì những bài báo, vì xu thế dư luận chung gieo vào đầu, nên giờ đây chúng ta đưa người nhà vào viện với một tâm thế sẵn sàng xung trận – mà kẻ địch là những người cứu chữa cho mình. Không thể chờ đợi, không được hài lòng, là ngay lập tức giơ điện thoại chụp ảnh, quay phim, đăng clip. Người ta dí bác sĩ chạy vòng vòng, xô ngã cả cô điều dưỡng bụng mang dạ chửa, áo blouse khóc ròng giữa một nền tảng xã hội hỗn mang.

Trong bất kỳ nghề nào, chúng ta đều phải chấp nhận rủi ro của nó. Ngay cả những ngành nghề đòi hỏi sự chính xác như y khoa cũng không thể tránh khỏi. Sốc phản vệ, biến chứng hậu phẫu và rất nhiều lý do khách quan khác. Bác sĩ không phải là Thánh. Bác sĩ cuối cùng chỉ là bác sĩ, là người thừa tác của y học. Mà y học có tiến bộ đến đâu vẫn có giới hạn của nó, vẫn có những điều muôn đời con người không thể lý giải được … Đâu phải tất cả đều do lỗi bác sĩ “ ngu”, bác sĩ tắc trách, thiếu y đức mà ra. Dường như chúng ta đang quá sức nhạy cảm cho mọi trường hợp. Tôi nhận thấy nét thô bạo về góc nhìn với đội ngũ y tế càng ngày càng sâu sắc mãnh liệt. Bất kỳ ai cũng có quyền thẩm định chê bai về chuyên môn của bác sĩ, dù kiến thức y khoa cắn đôi cũng không biết. Cứ xu thế, cứ theo trào lưu, cứ theo dòng chảy của dư luận mà thi nhau phủ búa rìu lên họ.

Một con sâu làm rầu nồi canh, Sự nháo nhào của các kênh thông tin đã khiến “ nồi canh y tế nước mình” sủi bọt. Dẫu mỗi ngày trôi đi, những bác sĩ và các nhân viên y tế vẫn đang phải cống hiến hết sức mình cho bệnh nhân, cho đam mê, cho nghề lẫn nghiệp mà họ lựa chọn. Giờ đây, chỉ một nhất cử là lên báo, một nhất động là lên face thực sự khiến các bác sĩ, các điều dưỡng vô cùng hoang mang và lo lắng. Có phải chúng ta đang đặt họ vào tâm thế làm việc dè dặt đề phòng, Vạn nhất có chuyện xảy ra, nhẹ thì cầm chắc tờ kỷ luật, nặng thì mất việc mờ mịt tương lai vì bệnh viện “ tự thu tự chi ” cần giữ gìn uy tín mà sẵn sàng thí “ chốt”. Dư luận thiếu công tâm bắt tay báo chí ngấu nghiến “ mồi ngon” dễ gì buông tha. Người nhà đau đớn khó lòng chấp nhận phân tích đúng sai và cứ thế kiện tụng hoài, và nỗi đau cứ thế kéo dài ra thêm mãi.

Đã làm bác sĩ, không ai muốn hại bệnh nhân của mình đó là điều chắc chắn. Có thể sai lầm, và mọi sai lầm cần được công tâm suy xét. Thôi đi, chúng ta hãy thôi đi việc lợi dụng các kênh thông tin mà đay nghiến cả đội ngũ y tế nước mình. Bác sĩ bỏ việc, thầy thuốc giỏi suy sụp, phẫu thuật viên không cầm dao mổ nỗi sau búa rìu dư luận… thì lấy ai cứu chúng ta đây? Bệnh viện tuyến dưới thì chê bai ngu dốt, bệnh viện tuyến trên đông đúc thì bảo tắc trách, tổng thể ngành y suy thoái về đạo đức thì khi bệnh ai sẽ cứu chúng ta đây? Tôi viết bài này không phải để bênh vực cho những sai lầm, cũng không xu nịnh xoa dịu cho các bác sĩ, mà là góc nhìn của cá nhân tôi ở thực tế hiện tại. Có những comment mắng nhiếc rủa xả phía bên dưới đọc vào, dẫu không phải là bác sĩ, y tá mà vẫn thấy chua chát lắm thay…

Nước mình có ngày Thầy Thuốc Việt Nam, nghe đâu mấy năm nay có ngày Điều Dưỡng Việt Nam gì nữa. Mọi người trong bệnh viện í ới tự chúc nhau, đâu đó có giọng thở dài của một vị phó giáo sư- tiến sĩ – bác sĩ: “ Mừng gì em ơi, ở Việt Nam cứ nghề nào mà có ngày tôn vinh, là nghề đó nằm trong top những nghề đón nhận sự bạc bẽo nhất”. Ông nói rồi ông cười, dáng áo blouse bước gấp vội vàng, phòng mổ có case khó, bệnh nhân chảy máu nhiều, người nhà khóc lóc kêu than “ bác sĩ, cứu cứu bác sĩ ơi!”.

Theo FB Uyên Phụng

>>PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Cần một Hội chuyên khoa công tâm xử lý sự cố y khoa
Tin tức cùng chuyên mục
Hô hào anti vaccine: Tội ác!
Hô hào anti vaccine: Tội ác!
09/07/2017 - 1999 lượt xem
Giải oanh cho Y tế
Giải oanh cho Y tế
03/07/2017 - 1410 lượt xem
Bình luận Facebook
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 3666 678
Hotline: 0867005888
Website: www.ykhoavietduc.com
Thống kê truy cập
Số người online: 4
Tổng truy cập: 1.988.462
 
Đặt lịch hẹn
ĐẶT LỊCH NHẬP LẠI
   
   
Hỗ trợ trực tuyến
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
bvdkvietduc@gmail.com 0867005888
Liên hệ với tôi qua:
好的丰胸产品丰胸产品,通常是经过国家批准的,经得起市场和客户见证的。品牌历史越长久丰胸方法,说明产品经过了重重的市场考验,具备完善的服务及售后体系;销售年限越长粉嫩公主丰胸产品,销售量越大,说明经过客户检验的质量越过关产后丰胸产品