Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã tạo ra hỗn hợp của nhiều loại tế bào gốc máu khác nhau sản sinh những loại tế bào máu khác nhau khi đưa vào chuột. Đây là một bước quan trọng hướng tới việc sản xuất máu nhân tạo, vì các bác sĩ tin rằng việc tìm ra cách để biến tế bào gốc thành máu một cách nhân tạo là khâu quan trọng sẽ dẫn đến kết quả này.
Tế bào gốc là những tế bào mà về cơ bản có thể chuyển dạng thành bất kỳ loại tế bào nào. Mặc dù trước đây chúng ta đã có thể kích thích các tế bào gốc trở thành tế bào máu, song điều này chỉ xảy ra ở mức quá nhỏ không đủ để sử dụng trên lâm sàng. Ví dụ, trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng Ba, các nhà khoa học Anh đã có thể sản xuất khoảng 50.000 hồng cầu bằng cách bắt các tế bào gốc chuyển dạng thành hồng cầu. Tuy nhiên, theo BBC, một túi máu trung bình chứa khoảng một nghìn tỷ tế bào máu.
Sản xuát máu trong phòng thí nghiệm có thể sớm trở thành bình thường.
Một vấn đề khác ngăn cản bước tiến trên con đường sản xuất “vô hạn” các tế bào máu nhân tạo là nguy cơ các tế bào máu mới này trở thành ung thư. Một trong những đặc tính then chốt của máu là nó có thể "tự thay mới" và tạo ra chính nó, nhưng tiếc là đây cũng là một đặc điểm chính của ung thư.
Trong một nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell ở New York đã chế tạo được máu chuột nhân tạo, và sau đó truyền thành công laoij máu này cho những con chuột sống. Khi hệ miễn dịch của chuột được gỡ bỏ, máu nhân tạo đã sản sinh được các tế bào máu miễn dịch. Phát hiện này gợi ý rằng có thể dùng máu nhân tạo để điều trị một loạt rối loạn miễn dịch.
Cho đến nay, các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành trên động vật; các nhà khoa học vẫn chưa sẵn sàng thử nghiệm trên người, vì vậy chúng ta vẫn cần việc hiến máu tình nguyện. Theo Hội Chữ thập đỏ Mỹ, cứ 2 giây lại có người cần đến máu, và mỗi ngày cần khoảng 36.000 đơn vị hồng cầu. Mặc dù ước tính 38% dân số Mỹ đủ điều kiện để hiến máu, nhưng mỗi năm chỉ có chưa đến 10% số người thực hiện việc này.