Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Hotline: (0210) 3666 678
  • Tra cứu
  • Đặt hẹn
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Phòng tránh bệnh thường gặp vào mùa thu - đông cho trẻ
Cập nhật: 27/10/2016
Lượt xem: 1821
Mùa thu - đông, thời tiết đang thay đổi bất thường là điều kiện cho dịch bệnh phát triển, nhất là ở học sinh bậc tiểu học. Giáo viên và các bậc phụ huynh càng nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe con trẻ lúc này… Dưới đây là một số bệnh thường gặp vào mùa thu - đông ở trẻ em.

Bệnh về đường hô hấp
Thời tiết lạnh hơn, trẻ lại có sức đề kháng yếu nên thường rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản…Các triệu chứng của cảm cúm như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, mỏi nhức toàn thân…Nếu bị viêm họng, viêm phế quản sẽ gặp các triệu chứng như sưng họng, sốt, đau đầu, buồn nôn, thỉnh thoảng bị nôn.
 
Cách phòng tránh: Khi thời tiết thay đổi, cần luôn giữ ấm cho trẻ ở các vị trí như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người có biểu hiện bị cúm, viêm họng. Nhiều người lầm tưởng rằng viêm họng không lây nhưng thực tế bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Thêm vào đó, cho bé uống nước ấm, tăng cường dinh dưỡng và vitamin C và cho bé uống nước đầy đủ vào mùa thu để giúp bé có sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
 
Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất vào mùa cuối hè, đầu thu. Bệnh này hay gặp ở trẻ, nhất là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột liên tục trong 2-4 ngày, xuất hiện các đốm đỏ xuất huyết dưới da mọc thành từng đốm rải rác. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu mà nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi đưa bé tới bệnh viện để được khám chữa trị kịp thời.
 
Để phòng tránh bệnh do muỗi truyền này, phụ huynh nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, loại bỏ các vật chứa nước đọng để muỗi không có nơi trú ngụ. Đồng thời ngủ màn cả ngày lẫn đêm, cho bé mặc quần áo dài tay.
 
Bệnh đau mắt đỏ
 
 
Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Các triệu chứng biểu hiện rõ nhất của bệnh là mắt đỏ, có dử mắt, đau nhức, chảy nước mắt. Để phòng bệnh cần chú ý vệ sinh nhà cửa, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, hạn chế đi bơi tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi đã bị mắc bệnh thì lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần 1 ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông; không dùng chung thuốc nhỏ mắt với mắt lành và mắt đang bị đau. Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.
 
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy cấp do rotavirus gây ra, là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng. Khi mắc bệnh, thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều phụ huynh dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày trong đó biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều. Thế nên, nếu chăm sóc ở nhà, cha mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên vỏ thuốc, không pha loãng hay đặc quá. Nếu thấy bé mệt quá, không ăn uống gì, không chơi, nằm li bì thì nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.
 
Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccine. Trong ăn uống cần đảm bảo vệ sinh, thức ăn nấu chín kỹ, cho trẻ ăn ngay khi vừa nấu xong. Với thức ăn chưa dùng hết, cất tủ lạnh nếu muốn dùng cho bé vào bữa sau thì cần đun sôi lại kỹ.
 
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết. Khoảng 10 - 14 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể, người bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng nhiễm thủy đậu. Với trẻ nhỏ thường xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, biếng ăn. Sau đó, cơ thể sẽ bắt đầu nổi mụn nước có đường kính vài mm ở vùng đầu mặt, chi và thân. Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn biến nặng. Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn. Bệnh thường kéo dài khoảng 2 tuần, song, có thể bị biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não…
 
 
Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh mà cách điều trị bệnh thủy đậu tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay và căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà. Nếu điều trị tại nhà thì điều quan trọng nhất là làm sạch da, vệ sinh thân thể. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân đau và sốt cao không được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong). Có thể cho người bệnh dùng acetaminophen
 
Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%. Bôi quanh các nốt phỏng thuốc xanh metilen, khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ. Sau khi mới vừa lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. 
 
Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vaccine và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 - 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 - 10 tuần. Ngoài ra, phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh.

Ngoài ra cần theo dõi và có biện pháp để giữ gìn sức khỏe, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách:

Ăn uống cân bằng: Theo Khám phá, trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản bao gồm protein (chất đạm), glucid (chất bột), lipid (chất béo) và vitamin- khoáng chất. Mẹ cần chú trọng thêm nhóm rau, củ quả giàu vitamin C như Cam, quýt, lê, bưởi, dâu tây, rau cần… và nhóm thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, …. Vitamin C, kẽm cùng với các vi chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường chức năng chung của cơ thể, từ đó gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch của trẻ giúp trẻ tăng sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh khi thời tiết thay đổi.

Tăng cường các hoạt động thể lực có lợi cho sức khỏe: cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, cần tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa vi khuẩn lây bệnh. Hướng dẫn hoăc giúp trẻ rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

giu-am-cho-be-ngay-lanh1
Bố mẹ cần lưu ý chuyện chuyện ăn mặc để giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ bị ho, cảm

Giữ ấm cho trẻ: Để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của gió mùa, bố mẹ cần chú ý trước tiên đến chuyện ăn mặc để giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ bị ho, cảm. Tuy nhiên, đây là thời điểm nhiệt độ giảm nhưng giảm chưa sâu, vì thế cần chọn các loại quần áo có độ dày vừa phải, tốt nhất là quần áo dài tay bằng chất liệu dệt kim, cotton... hay các chất liệu thoáng mát, dễ thấm mồ hôi và không để hở cổ, bụng.

Thêm một đặc điểm cần lưu ý những ngày trời chuyển gió là nhiệt độ sáng sớm và đêm xuống khá thấp nên cần mặc ấm cho trẻ hơn. Nên mặc thêm áo khoác mỏng nếu cho trẻ đi ra ngoài vào buổi sáng để đến trưa, khi trời hửng nắng, ấm áp hơn, có thể cởi bỏ bớt áo ngoài, tránh trường hợp trẻ mặc ấm quá bị ra mồ hôi và ốm ngược trở lại. Buổi tối, khi trẻ đi ngủ, mặc quần áo thoáng, không dùng điều hòa nhiệt độ.

phong-tranh-benh-mua-dong-bb-baaadiNrVb
Hầu hết các bệnh khi trời chuyển lạnh đều lây lan khi trẻ ho, hắt hơi và tiếp xúc trực tiếp

Vệ sinh, rửa tay thường xuyên: Hầu hết các bệnh khi trời chuyển lạnh đều lây lan khi trẻ ho, hắt hơi và tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, cần cách ly trẻ với người đang bị bệnh, tránh cho trẻ đến nơi đông người. Ngoài ra, rửa tay thường xuyên là cách đơn giản nhất để loại bỏ sự lây lan của các mầm bệnh, nhất là với trẻ nhỏ hay mút tay, ngậm đồ chơi. Với trẻ đã đi học, tạo thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, đặc biệt là khi đi học và đi chơi về.

Không tắm cho trẻ quá nhiều và quá lâu cho trẻ khi trời lạnh. Mỗi lần tắm, phải dùng nước ấm và tắm ở khu vực kín gió, tránh gió lùa. Ngay sau khi bế trẻ ra khỏi chậu tắm, phải dùng khăn khô loại to để lau khô và choàng cho trẻ trước khi mặc quần áo.

Thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Thời tiết thay đổi dễ khiến mũi trẻ bị khô, ngạt hoặc chảy nước mũi. Chỉ cần vài giọt nước muối ấm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, làm sạch chất nhầy, ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống họng gây ho và viêm họng.

                                                                                                                                  Tổ tư vấn YkhoaVietDuc
                                                                                                                                                 Tổng hợp
Tin tức cùng chuyên mục
Thừa vitamin A gây vàng da
Thừa vitamin A gây vàng da
17/12/2016 - 11837 lượt xem
Dấu hiệu mắc hội chứng Tourette
Dấu hiệu mắc hội chứng Tourette
13/07/2016 - 1349 lượt xem
Giúp trẻ giảm nguy cơ cận thị
Giúp trẻ giảm nguy cơ cận thị
13/07/2016 - 1401 lượt xem
Bình luận Facebook
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 3666 678
Hotline: 0867005888
Website: www.ykhoavietduc.com
Thống kê truy cập
Số người online: 13
Tổng truy cập: 1.979.940
 
Đặt lịch hẹn
ĐẶT LỊCH NHẬP LẠI
   
   
Hỗ trợ trực tuyến
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
bvdkvietduc@gmail.com 0867005888
Liên hệ với tôi qua:
好的丰胸产品丰胸产品,通常是经过国家批准的,经得起市场和客户见证的。品牌历史越长久丰胸方法,说明产品经过了重重的市场考验,具备完善的服务及售后体系;销售年限越长粉嫩公主丰胸产品,销售量越大,说明经过客户检验的质量越过关产后丰胸产品