Bước 1: Quy tắc đặt tay trên bàn phím
Đây là bước quan trọng nhất và nó sẽ quyết định đến tốc độ gõ văn bản của bạn sau này. Nếu bước này mà bạn không đặt ngón tay hợp lý và chuẩn theo hướng dẫn thì bạn có gõ nhanh đến mấy cũng không thể bằng những người đặt theo đúng chuẩn được mặc dù bạn cũng không cần nhìn bàn phím.
Mỗi ngón tay của bạn sẽ đảm nhiệm một khu vực nhất định, điều đó giúp bạn gõ văn bản mà không cần nhìn bàn phím. Quy tắt đặt ngón tay sẽ như sau:
Bàn tay trái
Ngón tay |
Đặt tay lên phím |
Ngón út |
Đặt ở chữ A |
Ngón áp út |
Đặt ở chữ S |
Ngón giữa |
Đặt ở chữ D |
Ngón trỏ |
Đặt ở chữ F |
Ngón cái |
Phím cách |
Bàn tay phải
Ngón trỏ |
Đặt ở chữ J |
Ngón giữa |
Đặt ở chữ K |
Ngón áp út |
Đặt ở chữ L |
Ngón út |
Đặt ở dấu ; |
Ngón cái |
dấu cách |
Tips: Bạn cần lưu ý là vị trí cố định của các ngón tay trên các phím cố định (A S D F vs J K L ;)và sau khi gõ xong thì thu ngón tay về lại vị trí cố định này ngay nhé.
Và một lưu ý nhỏ nữa là bạn để ý 2 phím đó là F và J sẽ luôn có một gờ nổi hoặc một đặc điểm nhận dạng nào đó khác với các phím thông thường. Chính vì điểm này mà các bạn sẽ không bị quên vị trí các nút.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cho từng ngón tay
Về cơ bản thì các ngón tay sẽ đảm nhiệm các phím chủ chốt như sau:
Bàn tay trái
Ngón tay |
Đảm nhiệm phím |
Ngón út |
Q, A, Z, Phím Ctrl trái, Shift trái |
Ngón áp út |
W, S, X |
Ngón giữa |
E, D, C |
Ngón trỏ |
R, T, F, G, V, B |
Ngón cái |
Space (Phím cách) |
Bàn tay phải
Ngón cái |
Space (Phím cách) |
Ngón trỏ |
Y, U, H, J, N, M |
Ngón giữa |
I, K |
Ngón áp út |
O, L |
Ngón út |
P, Phím Ctrl phải, Shift phải, ;, / |
Còn các phím số 1 đến 9, F1 đến F12 hay =, –, backspace… thì chúng ta sẽ ít sử dụng hơn chính vì thế mà bạn có thể gõ thế nào cho phù hợp và bạn cảm thấy thỏa mái là được. Việc quan trọng nhất là các ngón tay của bạn phải đảm nhiệm đúng nhiệm vụ mấy phím kia là OK.
Bước 3: Chú ý tư thế ngồi khi đánh máy
Một điều khá quan trọng nữa giúp bạn gõ 10 ngón nhanh đó là tư thế ngồi. Nhiều người có thói quen rất xấu đó là ngồi ngồi nghiêng, ngồi tựa vào ghế, ngồi vẹo hoặc ngồi quá cao hay quá thấp.. điều này ảnh hướng khá nhiều đến việc đánh máy của bạn. Vậy tư thế ngồi thế nào là chuẩn nhất, thỏa mái nhất và không bị gò bó? bạn có thể học cách ngồi như sau:
-
Ngồi lưng thẳng, mặt đối chính diện với máy tính.
-
Khủy tay bẻ cong ở góc bên phải
-
Giữ khoảng cách 45 tới 75 cm so với màn hình máy tính.
-
Cổ tay chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím.
Bước 4: Chăm chỉ luyện tập
Bước cuối cùng cũng là bước rất quan trọng, đó chính là nỗ lực của bạn, các cụ vẫn có câu “trăm hay không bằng tay quen” mà đúng không, dù bạn có học thuộc lòng những lý thuyết bên trên nhưng nếu không luyện tập thường xuyên thì vẫn chỉ dừng lại ở ngưỡng “mổ cò” mà thôi.