Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Hotline: (0210) 3666 678
  • Tra cứu
  • Đặt hẹn
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Các tư thế an toàn khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu
Cập nhật: 06/02/2017
Lượt xem: 8707

Phòng Cấp cứu có thể tiếp nhận những bệnh trong tình trạng nguy kịch như: ngưng thở, dọa ngưng thở, sốc do mọi nguyên nhân, đa chấn thương, rối loạn tri giác: Lơ mơ, hôn mê, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, xuất huyết tiêu hóa, ngộ độc cấp, các cơn đau cấp tính…Do đó khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh và cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp góp phần làm giảm nhẹ tình trạng rối loạn dấu hiệu sinh tồn, tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh, hạn chế tiến triển và biến chứng của bệnh, giúp cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

Dưới đây là những tư thế an toàn áp dụng cho từng bệnh.

1. Tư thế nằm ngửa thẳng:

1.1. Trường hợp áp dụng: Cho bệnh nhân hạ huyết áp, chấn thương cột sống, các cấp cứu cơ bản về hô hấp, tuần hoàn như bóp bóng qua mặt nạ, ép tim ngoài lồng ngực.  

1.2. Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn (sợ chất nôn lạc đường).

tuthe3111

1.3. Tiến hành

Ðặt bệnh nhân nằm ngửa thẳng lưng, đầu bằng trên giường hoặc cáng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. 

Đối với người bệnh chấn thương, nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ cần đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa đầu bằng trên ván cứng hoặc cáng cứng, luôn giữ thẳng đầu, cổ, thân, mình và đặt nẹp cổ

2. Tư thế nằm ngửa, chân cao:

2.1. Trường hợp áp dụng: Người bệnh bị mất máu nhiều, giảm thể tích tuần hoàn nặng, phù do tư thế

2.2. Trường hợp không áp dụng: Người bệnh bị gãy chân, vỡ xương chậu.

2.3. Tiến hành: Ðặt bệnh nhân nằm ngửa, kê chân cao. Tư thế này có tác dụng dồn máu ở chân về tim và giảm bớt tình trạng ứ trệ máu ở hai chân.

3. Tư thế nằm ngửa đầu  cao:

tuthee2

3.1 Tiến hành: Đặt người bệnh nằm ngửa, nâng đầu cáng, đầu giường hoặc kê gối lên cao tùy theo tình trạng bệnh, thường nâng cao khoảng 30°

3.2 Tác dụng: Thuận lợi cho tuần hoàn tĩnh mạch từ não trở về, giảm phù não, giúp người bệnh dễ thở hơn, giảm được nguy cơ bị trào ngược và sặc vào phổi. Đặc biệt thích hợp cho người bệnh chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, tăng áp lực nội sọ, các bệnh về hô hấp – tim mạch. Nói chung đây là tư thế thích hợp cho đa số các bệnh nhân cấp cứu nếu  không có rối loạn huyết động. Không dùng đối với bệnh nhân tụt huyết áp.

4. Tư thế nửa nằm - nửa ngồi (Fowler)

Đặt người bệnh đầu cao 45-60° hoặc đặt người bệnh ngồi trên giường, tựa lưng vào đầu giường nâng cao chân duỗi thẳng hoặc đặt thấp xuống cạnh giường. tư thế này có tác dụng làm cơ hoành dễ di động hơn, giảm đè ép của các tạng trong ổ bụng lên khoang ngực, giảm tuần hoàn tỉnh mạch trở về tim nên thuận lợi cho các cấp cứu: phù phổi cấp, suy tim, khó thở cấp.

tuthee31

Không nên áp dụng cho người bệnh rối loạn ý thức nặng tụt huyết áp.

5. Tư thế nằm sấp

5.1. Trường hợp áp dụng: các bệnh tổn thương ở vùng sau lưng.

5.2. Tiến hành: Ðiều dưỡng đứng ở một bên giường, đặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện, tay bệnh nhân để sát lưng, 2 chân bệnh nhân bắt chéo nhau.

- Ðiều dưỡng viên đặt 1 tay ở bả vai, 1 tay ở mông bệnh nhân.

- Lật nghiêng bệnh nhân về phía mình và nhẹ nhàng đặt bệnh nhân nằm sấp đầu nghiêng về một bên, một bên mặt đặt lên gối mềm để 2 tay bệnh nhân đặt lên gối phía đầu. (Nếu bệnh nhân nặng cần có thêm một người phụ).

tuthee41

6. Tư thế nằm nghiêng an toàn.

Đặt người bệnh nằm nghiêng về một bên, má áp xuống mặt giường, có thể đầu bằng hoặc cao. Tư thế này có tác dụng giải phóng đường thở, tránh bị tụt lưỡi, dẫn lưu đờm giải ra ngoài, hạn chế nguy cơ hít vào phổi đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân nôn.

Thường áp dụng cho người bệnh có rối loạn ý thức nhưng chưa có rối loạn hô hấp, tuần hoàn.

7. Tư thế nằm ngửa đùi gấp.

7.1 Trường hợp áp dụng: những bệnh vết thương hoặc chấn thương bụng kín.

7.2 Tác dụng: Làm lỏng các cơ bụng, giảm đau bụng.

Chính vì vậy, người điều dưỡng cấp cứu ngoài tác phong thực hành thao tác chuẩn xác, nhanh nhẹn cần phải có sự nhạy bén trong đánh giá, nhận định người bệnh ngay bước đầu khi tiếp nhận người bệnh cấp cứu để lựa chọn tư thế thích hợp và đặt ngay người bệnh vào tư thế đó. Sau đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp cứu, chăm sóc và theo dõi người bệnh. Trong suốt quá trình đó cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của người bệnh để lựa chọn lại tư thế cho phù hợp.

Đối với những người bệnh còn tỉnh táo, người bệnh thường tự chọn tư thế mà người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất, trong trường hợp đó nếu thấy tư thế người bệnh tự chọn phù hợp, không có chống chỉ định thì nên để người bệnh ở tư thế đó.

Tin tức cùng chuyên mục
Các tin liên quan
Bình luận Facebook
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Đường Phù Đổng, Phượng Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 3666 678
Hotline: 0867005888
Website: www.ykhoavietduc.com
Thống kê truy cập
Số người online: 4
Tổng truy cập: 1.980.501
 
Đặt lịch hẹn
ĐẶT LỊCH NHẬP LẠI
   
   
Hỗ trợ trực tuyến
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
Bệnh Viện Đa Khoa Việt Đức
bvdkvietduc@gmail.com 0867005888
Liên hệ với tôi qua:
好的丰胸产品丰胸产品,通常是经过国家批准的,经得起市场和客户见证的。品牌历史越长久丰胸方法,说明产品经过了重重的市场考验,具备完善的服务及售后体系;销售年限越长粉嫩公主丰胸产品,销售量越大,说明经过客户检验的质量越过关产后丰胸产品