I. Đái tháo đường là gì?
-
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường, gây tăng đường huyết mạn tính và kéo theo rối loạn chuyển hóa lipit, protit, và điện giải do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tuyến tụy.
-
Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở các phủ tạng như mắt, thần kinh, thận, tim, mạch máu và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
-
Đái tháo đường bao gồm các loại:
-
Đái tháo đường type 1
-
Đái tháo đường type 2
-
Đái tháo đường thai kỳ
II. Mục tiêu điều trị đái tháo đường Type 2
-
Mục tiêu chung
-
Kết hợp ba liệu pháp để kiểm soát đường máu: Thuốc, dinh dưỡng, và chế độ tập luyện.
-
Đưa glucose máu về mức gần bình thường, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng của đái tháo đường.
-
HbA1C ≤ 7.0%
-
Glucose huyết tương mao mạch trước ăn: 4.4 – 7.2 mmol/lít
-
Glucose huyết tương mao mạch sau ăn 2 giờ: < 10.0 mmol/lít
-
Giảm lipid máu, giảm huyết áp, duy trì trọng lượng cơ thể, phòng ngừa và kéo dài thời gian xuất hiện biến chứng.
-
Dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường type 2
2.1 Nguyên tắc chế độ ăn
-
Ăn đúng giờ, đúng bữa (sáng, trưa, chiều), tránh ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.
-
Không ăn quá ít hoặc bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể.
-
Tránh chế biến món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng, vì sẽ làm chỉ số đường huyết của món ăn tăng cao.
-
Tránh ăn khuya để ngăn ngừa tăng đường huyết buổi sáng (trừ khi phải tiêm insulin tối).
-
Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tiêu thụ nhiều chất xơ và ưu tiên chất béo có chất lượng tốt.
-
Ngăn ngừa hạ đường huyết và bệnh tim mạch, đồng thời duy trì cân nặng khỏe mạnh.
2.2 Những thực phẩm nên dùng:
-
Gạo tẻ, ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt), các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt dẻ).
-
Thực phẩm giàu protein từ động vật ít béo: thịt nạc, cá nạc, tôm, thịt gà (bỏ da), trứng (≤ 2 quả/tuần).
-
Ăn đa dạng rau, ưu tiên các loại như súp lơ, rau lá, giúp cung cấp nhiều chất xơ.
-
Quả ít đường như lê, dưa chuột, bưởi, ổi, thanh long, roi.
-
Sữa có chỉ số đường thấp như Glucerna, Gluvital.
-
Chất béo có lợi cho tim mạch: dầu mè, dầu oliu, dầu hạt cải.
-
Uống đủ nước (1.5 - 2l/ngày).
2.3 Những thực phẩm "không" dùng:
-
Đường bổ sung: Có trong ngũ cốc ăn sáng, sữa chua có đường, nước sốt, gia vị, bánh ngọt, kẹo, mứt, thạch.
-
Chất béo bão hòa: Dầu thực vật hydro hóa, bơ, kem, phô mai, thịt mỡ, thịt nướng, dầu hạt nho, vừng, hướng dương và ngô.
-
Thực phẩm công nghiệp và fructose (trong trái cây, mật ong, nước ép trái cây, xi-rô glucose-fructose).
-
Rượu bia.
2.4 Những thực phẩm không nên dùng:
-
Khoai tây chiên, vụn bánh mì, muối, miến dong, bánh mỳ, khoai củ, khoai tây chiên.
-
Phủ tạng động vật: tim, gan, lòng.
-
Mỡ động vật, dầu mỡ chiên xào nhiều lần.
-
Các loại quả nhiều đường như táo, na, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm.
-
Bánh kẹo ngọt, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn (khoai tây chiên, bắp rang bơ), rượu bia, chè, café, nước ngọt có đường, quả sấy khô.
III. Nhóm thực phẩm chống đái tháo đường
-
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
-
Việt quất, dâu đen, quả mâm xôi, dâu tây, táo, anh đào, mận, quả bơ, quả lê, atisô, bắp cải đỏ, măng tây, hành tây, khoai lang, củ cải, rau bina, cà tím, bông cải xanh.
-
Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp:
-
Nên ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Ví dụ: khoai luộc, khoai sọ, cà rốt, đậu nướng, sữa gầy, sữa chua.
IV. Một vài lời khuyên nên duy trì hàng ngày
-
Sử dụng kết hợp cám yến mạch.
-
Ăn nhẹ vào buổi tối: Đo lượng đường huyết trước khi đi ngủ, ăn nhẹ nếu cần để tránh hạ đường huyết.
-
Lợi ích của chế độ ăn: Giúp kiểm soát đường máu, đạt cân nặng khỏe mạnh, ngăn ngừa hạ đường huyết và bệnh tim mạch.
-
Chế độ tập luyện: Bao gồm các bài tập cường độ thấp, trung bình, cao như đạp xe, bơi lội, chạy bộ, bóng đá, khúc côn cầu. Cần điều chỉnh lượng carbonhydrat trước khi tập tùy vào mức đường huyết.
V. Xử trí hạ đường huyết
-
Nạp lại đường nếu đường huyết chưa trở lại bình thường sau 15 phút, ví dụ: ½ ly nước trái cây ngọt, 5 viên dextrosol, 1 thìa đường hoặc mật ong.
Tài liệu tham khảo : https://www.passeportsante.net/fr/Nutrition/Dietes/Fiche.aspx?doc=diabete_diete.